CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH CLO DƯ VÀ CLO TỔNG SỐ -
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ IOT
Water quality – Determination of free chlorine and total chlorine –
Part three: lodometric titration method for the determination of total chlorine
Lời nói đầu
TCVN 6225-3 : 1996 hoàn toàn tương đương với ISO 7393/3 : 1986.
TCVN 6225 : 1996 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 147 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH CLO DƯ VÀ CLO TỔNG SỐ -
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ IOT
XÁC ĐỊNH CLO TỔNG SỐ
Water quality – Determination of free chlorine and total chlorine –
Part three: lodometric titration method for the determination of total chlorine
Phần này của tiêu chuẩn quy định phương pháp chuẩn độ iot xác định clo tổng số trong nước.
Phương pháp áp dụng để xác định nồng độ clo (Cl2) từ 0,01 đến 0,21 mmol/l (0,71 đến 15 mg/l).
Có nhiều chất cản trở việc xác định (xem điều 10).
Phụ lục B quy định phương pháp chuẩn độ trực tiếp. Phương pháp này thường được dùng để xác định nồng độ clo trên 7 (0,5 mg/l) trong nước uống đã xử lý.
ISO 5667-1- Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu.
TCVN 5992 : 1995, ISO 5667-2- Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
3. Định nghĩa (xem bảng 1)
Phần này của tiêu chuẩn dùng các định nghĩa sau:
3.1. Clo tự do: Clo tồn tại dưới dạng clo nguyên tố hòa tan, axit hypoclorơ, hoặc ion hypoclorit.
3.2. Clo liên kết: Phần của clo tổng số tồn tại dưới dạng các cloramin và cloramin hữu cơ.
3.3. Clo tổng số: clo tồn tại dưới dạng clo tự do hoặc clo liên kết hoặc cả hai.
3.4. Các cloramin: Những dẫn xuất của amoniac khi thế một, hai hoặc ba nguyên tử hidro bằng nguyên tử clo (monocloramin NH2Cl, dicloramin NHCl2 và tricloramin hoặc nitơ triclorua NCl3) và tất cả các dẫn xuất clo hóa của các hợp chất hữu cơ chứa nitơ.
Bảng 1 – Thuật ngữ và từ đồng nghĩa của các chất trong dung dịch
Thuật ngữ | Từ đồng nghĩa | Hợp chất | |
Clo tự do | Clo tự do | Clo tự do hoạt động | Clo nguyên tố, axit hypoclorơ hypoclorit |
Clo tự do tiềm tàng | |||
Clo tổng số | Clo dư tổng số | Clo nguyên tố, axit hypoclorơ, hypoclorit, các cloramin |
Cho clo tổng số phản ứng với kali iodua trong dung dịch axit để giải phóng iot tự do. Iot vừa sinh ra bị khử ngay bằng lượng dư chính xác dung dịch chuẩn thiosunfat đã thêm trước vào dung dịch. Chuẩn độ lượng dư thiosunfat bằng dung dịch chuẩn kali iodat.
Trong phân tích, chỉ dùng các thuốc thử tinh khiết phân tích và nước quy định ở 5.1.
5.1. Nước không clo và các chất khử
Nước cất hoặc nước đã qua trao đổi ion cần được kiểm tra chất lượng như sau:
Dùng hai bình nón dung tích cỡ 250 ml, sạch các chất khử clo (xem điều 6), cho vào theo thứ tự sau:
a) bình đầu: 100 ml nước cần kiểm tra, khoảng 1 g kali iodua KI (5.2), 2 ml axit photphoric H3PO4 (5.3) và 1 ml dung dịch hồ tinh bột (5.6);
b) bình thứ hai: 100 ml nước cần kiểm tra, khoảng 1 g kali iodua KI (5.2), 2 ml axit photphoric H3PO4 (5.3) và 1 ml dung dịch hồ tinh bột (
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6222:1996 (ISO 9174 : 1990 (E)) về chất lượng nước - Xác định crom tổng - Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6224:1996 (ISO 6059 : 1984 (E)) về chất lượng nước - Xác định tổng số canxi và magie - Phương pháp chuẩn độ EDTA do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7323-1:2004 (ISO 7890-1:1986) về chất lượng nước - Xác định nitrat - Phần 1 - Phương pháp đo phổ dùng 2,6 - dimethylphenol do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7323-2:2004 (ISO 7890 - 2: 1986) về chất lượng nước - xác định nitrat - Phần 2 - Phương pháp đo phổ dùng 4 - fluorophenol sau khi chưng cất do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6490:1999 (ISO 10359-2 : 1994) về chất lượng nước - xác định florua - xác định tổng florua liên kết với các chất vô cơ sau khi phân huỷ và chưng cất do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5992:1995 về chất lượng nước - lấy mẫu - hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6222:1996 (ISO 9174 : 1990 (E)) về chất lượng nước - Xác định crom tổng - Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6224:1996 (ISO 6059 : 1984 (E)) về chất lượng nước - Xác định tổng số canxi và magie - Phương pháp chuẩn độ EDTA do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7323-1:2004 (ISO 7890-1:1986) về chất lượng nước - Xác định nitrat - Phần 1 - Phương pháp đo phổ dùng 2,6 - dimethylphenol do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7323-2:2004 (ISO 7890 - 2: 1986) về chất lượng nước - xác định nitrat - Phần 2 - Phương pháp đo phổ dùng 4 - fluorophenol sau khi chưng cất do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6490:1999 (ISO 10359-2 : 1994) về chất lượng nước - xác định florua - xác định tổng florua liên kết với các chất vô cơ sau khi phân huỷ và chưng cất do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6225-3:2011 (ISO 7393-3:1990) về Chất lượng nước - Xác định clo tự do và clo tổng số - Phần 3: Phương pháp chuẩn độ iot xác định clo tổng số
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6225-3:1996 (ISO 7393/3 : 1986) về chất lượng nước - Xác định clo dư và clo tổng số - Phần 3: Phương pháp chuẩn độ iot xác định clo tổng số do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6225-3:1996
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 07/12/1996
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực