Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6209 : 1996

ISO 4011 : 1976

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - DỤNG CỤ ĐO ĐỘ KHÓI CỦA KHÍ XẢ TỪ ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN

Road vehicles – Apparatus for measurement of the opacity of exhaust gas from diesel engines

Lời nói đầu

TCVN 6209 : 1996 hoàn toàn tương đương với ISO 4011 : 1976

TCVN 6209 : 1996 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - DỤNG CỤ ĐO ĐỘ KHÓI CỦA KHÍ XẢ TỪ ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN

Road vehicles – Apparatus for measurement of the opacity of exhaust gas from diesel engines

1. Phạm vi

Tiêu chuẩn này xác định các đặc tính kỹ thuật của dụng cụ đo độ khối của khí xả từ động cơ điêzen của các phương tiện giao thông đường bộ và việc lắp đặt dụng cụ. Các dụng cụ này thường là “khói kế”. Phụ lục tiêu chuẩn giới thiệu sự lắp đặt  và sử dụng khói kế.

2. Lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các khói kế dùng cho động cơ điêzen làm việc ở điều kiện ổn định và có gia tốc tự do trên các phương tiện giao thông đường bộ. Tiêu chuẩn không áp dụng cho:

- động cơ pittông tự do;

- động cơ tĩnh tại;

- động cơ tàu thủy;

- động cơ tàu hỏa;

- động cơ máy bay;

- động cơ cho máy kéo nông nghiệp và các xe chuyên dùng trong kỹ thuật xây dựng dân dụng.

3. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6210 : 1996 (ISO 3173) Phương tiện giao thông đường bộ - Dụng cụ đo độ khói của khí xả từ động cơ điêzen làm việc ở điều kiện trạng thái ổn định.

4. Nguyên lý của khói kế

Nguyên lý đo là cho một chùm tia sáng đi qua một chiều dài nào đó của môi trường được đo. Tỷ lệ của tia sáng tới một bộ phận thu (ví dụ: một tế bào quang điện) được dùng để đánh giá độ khói của môi trường này.

Khói kế có thể có kết cấu để chứa toàn bộ dòng khí xả phát ra từ động cơ (khói kế toàn dòng) hoặc chỉ chứa một mẫu khí xả (khói kế mẫu).

Các khói kế được dùng cho hai kiểu điều kiện thử:

- điều kiện trạng thái ổn định: động cơ chạy ở một tốc độ không đổi và tải trọng không đổi; khói kế làm việc ở điều kiện trạng thái ổn định (SS);

- điều kiện chuyển tiếp: động cơ chạy ở điều kiện chuyển tiếp về tốc độ và/hoặc tải trọng; khói kế làm việc ở điều kiện chuyển tiếp (TC).

Khói kế cũng có thể chỉ dùng thích hợp trong điều kiện trạng thái ổn định. Các dụng cụ này phù hợp với TCVN 6210 : 1996 (ISO 3173). Các dụng cụ phù hợp với tiêu chuẩn này cũng phù hợp với TCVN 6210 : 1996 (ISO 3173).

5. Đặc tính kỹ thuật cơ bản của khói kế

5.1. Khi được đo đi qua một ngăn có bề mặt trong không phản chiếu hoặc đi qua một môi trường quang tương đương.

5.2. Chiều dài có ích của quĩ đạo các tia sáng đi qua khí được đo được xác định có tính đến ảnh hưởng của các cơ cấu bảo vệ nguồn sáng và tế bào quang điện. Chiều dài có ích này phải được chỉ thị trên dụng cụ.

5.3. Cơ cấu đo phải có các đặc tính kỹ thuật sau:

5.3.1. Bộ phận chỉ thị của khói kế phải có một thang đo chia độ theo các đơn vị của hệ số hấp thụ ánh sáng tối thiểu là từ 0 đến 5m-1.

5.3.2. Bộ phận chỉ thị cho phép đọc được một hệ số hấp thụ ánh sáng trong khoảng từ 0 đến 3m-1 với độ chính xác tối thiểu là 0,05 m-1.

5.3.3. Cơ cấu đo (chỉ đối với điều kiện chuyển tiếp) cho phép lưu giữ độ khói lớn nhất ít nhất là

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6209:1996 (ISO 4011 : 1976) về phương tiện giao thông đường bộ - dụng cụ đo độ khói của khí xả từ động cơ điêzen do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6209:1996
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 26/07/1996
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản