Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6106 : 1996

ASTM : E 500 - 89

THỬ KHÔNG PHÁ HỦY - KIỂM TRA BẰNG SIÊU ÂM - THUẬT NGỮ

Non - destructive testing - Ultrasonic examination - Terminology

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này giải thích các thuật ngữ dùng trong thử không phá hủy bằng siêu âm.

1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các văn bản, tài liệu kỹ thuật đào tạo, hướng dẫn sử dụng ... trong thử không phá hủy bằng siêu âm.

2. Các thuật ngữ

Bão hòa (saturation): điều kiện trong đó khi tăng tín hiệu lối vào cũng không làm tăng biên độ trên phần chỉ thị.

Biên độ (amplitute): độ cao xung của tín hiệu, thường là từ đáy tới đỉnh, khi chỉ thị theo kiểu A.

Bộ chuẩn trục (collimator): thiết bị cho phép kiểm tra kích thước và chiều của chùm tia siêu âm.

Bộ suy giảm (attnuator): dụng cụ cho phép thay đổi biên độ của chùm siêu âm theo các độ tăng đã biết, thường theo dB.

Bộ tạo tiếp súc (bubbler): dụng cụ dùng một dòng chất lỏng để hòa hợp về âm học chùm tia siêu âm với mẫu vật.

Chất truyền âm (couplant): chất đệm giữa đầu dò và mẫu vật cho phép truyền tốt hơn năng lượng sóng âm.

Chỉ số dịch chuyển quét cơ (scanning index): khoảng dịch chuyển của đầu dò sau mỗi đường quét qua phần của vật.

Chỉ thị (indication): là thể hiện, đánh dấu sự có bề mặt phản xạ.

Chỉ thị kiểu A (A - scan): cách trình bày dữ liệu dùng đường quét ngang để chỉ thị khoảng cách hay thời gian, còn độ lệch theo phương thẳng đứng là biên độ.

Chỉ thị kiểu B (B - scan presentation): cách trình bày các dữ liệu về siêu âm, hiển thị tiết diện cắt ngang của vật, cho ta chiều dài gần đúng (như phát hiện theo quét) của các bề mặt phản xạ và vị trí tương đối của chúng.

Chỉ thị kiểu C (C - scan): cách trình bày các dữ liệu về siêu âm cung cấp cho ta mặt bằng của vật thử và sự bất liên tục trong đó.

Chiều dài của xung (pulse length): đại lượng đo độ kéo dài của một tín hiệu tính theo thời gian hoặc số chu kỳ.

Chùm hội tụ (focesed beam): tập trung năng lượng của chùm tia tại một khoảng cách nào đó.

Chùm tia thẳng (straight bean): (từ dùng trong kiểm tra siêu âm) để mô tả chùm tia tới hay tia khúc xạ thẳng góc với mặt vật kiểm tra.

Chùm tia xiên (angle bean): thuật ngữ dùng để mô tả chùm tia tới xiên hay khúc xạ, không vuông góc với mặt vật kiểm tra như: kiểm tra bằng chùm tia xiên, đầu dò dùng chùm tia xiên, chùm tia xiên sóng dọc, chùm tia xiên sóng ngang.

Chuỗi sóng (wave train): dẫy liên tiếp các sóng siêu âm, phát ra từ cùng một nguồn, có cùng đặc trưng và truyền dọc theo một đường.

Dập tắt dao động của đầu dò (damping, search unit): làm hạn chế độ kéo dài của tín hiệu phát ra từ đầu dò khi bị kích phát, bằng cách điện hay cơ để giảm biên độ các chu kỳ liên tiếp.

Dịch chuyển (quét cơ học) (scanning): sự chuyển động của đầu dò đối với vật kiểm tra để thu được sự kiểm tra theo hình khối của vật liệu.

Dịch chuyển có khoảng hở (gap scanning): kỹ thuật hòa hợp âm, dùng cột chất lỏng ngắn làm chất tiếp âm.

Dò tiếp xúc (contract inspection): kỹ thuật kiểm tra trong đó đầu dò tiếp xúc trực tiếp với vật qua một lớp rất mỏng chất truyền âm.

Đầu dò (search unit): một cơ cấu âm điện dùng để phát hay thu năng lượng siêu âm hoặc cả hai. Nó gồm một tấm đệm, dây nối, vỏ bảo vệ, tấm áp điện, lớp bọc ngoài hoặc nhãn, ...

Đầu dò có bánh xe (wheel search unit): đầu dò có gắn một hay nhiều phần tử áp điện trong một bánh xe mềm chứa đầy chất lỏng. Chùm tia đến với vật kiểm tra qua tiếp xúc lăn của bánh xe.

Đầu dò kép (dual search unit): đầu dò chứa hai phần một phát, một thu.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6106:1996 (ASTM : E 500 - 89) về Thử không phá huỷ - Kiểm tra bằng siêu âm - Thuật ngữ

  • Số hiệu: TCVN6106:1996
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1996
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản