Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6001:1995
ISO 5815: 1989

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH NHU CẦU ÔXI SINH HÓA SAU 5 NGÀY (BOD5) – PHƯƠNG PHÁP CẤY VÀ PHA LOÃNG
Water   quality   -   Determination   of   biochemical   oxiPcn   demand   after   5   days(BOD5)- Dilution and seeding method

1. Mục đích

Tiêu chuẩn nêu một phương pháp kinh nghiệm và thông dụng để xác định nhu cầu oxi sinh hóa của nước bằng nuôi cấy và pha loãng.

Phương pháp áp dụng cho các loại nước có nhu cầu oxi sinh hóa lớn hơn hoặc bằng

3mg oxi/lít và không vượt quá 6000mg oxi/lit. Phương pháp cũng có thể áp dụng cho nhu cầu oxi sinh hóa lớn hơn 6000mg oxi/lít nhưng sai số do phải pha loãng đòi hỏi

phải thận trọng khi xử lí kết quả.

Kết quả thu được là sản phẩm kết hợp của các quá trình hóa học và sinh hóa. Chúng không có đặc tính rõ ràng của quá trình hóa học đơn thuần. Tuy nhiên, chúng có một chỉ thị về chất lượng nước. Phép thử có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều chất đọc đối với sinh vật như các chất diệt khuẩn, các kim loại đọc, clo tự do chúng ức chế sự oxi hóa sinh hóa. Sự có mặt của tảo hoặc vi sinh vật nitrat hóa có thể làm cao kết quả. Phụ lục

A cung cấp thông tin về thời gian và nhiệt độ ủ khác nhau.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

Những  tiêu  chuẩn  sau  đây  được  áp  dụng  cùng  với  tiêu  chuẩn  này.  Tất  cả  mọi  tiêu chuẩn đều luôn được soát xét lại, nhưng khuyến khích áp dụng những bản mới nhất.

TCVN  5499:  1995  (ISO  5813:  1983),  Chất  lượng  nước  -  Phương  pháp  Winkler  xác định oxi hòa tan.

ISO 5814: 1984, Chất lượng nước - Xác định oxi hòa tan - Phương pháp điện hóa.

ISO 6107-2: 1981, Chất lượng nước - Từ vựng - Phần l.

ISO  7393-  l:  1985,  Chất  lượng  nước  -  Xác  định  clo  tự  do  và  clo  tổng  số  -  Phần  1: Phương pháp chuẩn độ dùng N, N- dietVl- l, 4 phenylendiamin

ISO  7393-2:  1985,  Chất  lượng  nước  -  Xác  định  clo  tự  do  và  clo  tổng  số  -  Phần  2: Phương pháp đo màu dùng N, N-dietyl- l, 4 - phenylendiamin cho công việc kiểm tra thường ngày.

3. Định nghĩa

Tiêu chuẩn này dùng định nghĩa sau:

Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD): nồng độ khối lượng của oxi hòa tan bị tiêu thụ bởi sự oxi hóa  sinh  học  các  chất  hữu  cơ  và/hoặc  vô  cơ  trong  nước  trong  những  điều  kiện  xác định. (Định nghĩa lấy từ ISO 6107-2).

Trong tiêu chuẩn này, "sự oxi hóa sinh học" mang ý nghĩa "sự oxi hóa sinh hóa".

4. Nguyên tắc

Trung hòa mẫu nước cấn phân tích và pha loãng bằng những lượng khác nhau của một

loại nước pha loãng giàu oxi hòa tan và chứa các vi sinh vật hiếu khí, có hoặc không chứa chất ức chế sự nitrat hóa.ủ ở nhiệt độ xác định trong một thời gian xác định, 5 ngày, ở chỗ tối, trong bình hoàn toàn đầy và nút kín. Xác định nồng độ oxi hòa tan trước và sau khi ủ. Tính khối lượng oxi tiêu tốn trong l lít nước.

Tiến  hành  đồng  thời  thí  nghiệm  kiểm  tra  với  dung  dịch  chuẩn  của  glucô  và  axit glutamic.

5. Thuốc thử

Trong phân tích chỉ dùng các thuốc thử tinh khiết phân tích và nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương (nước cất từ máy hoàn toàn bằng thủy tinh hoặc nước qua trao đổi ion).

Nước không được chứa nhiều hơn 0,01mg đồng trong 1 lít, không chứa clo tự do, các cloramin, kiềm, axit và các chất hữu cơ.

5.1. Nước cấy

Nếu bản thân mẫu nước không đủ các vi sinh vật cần thiết, phải dùng nước cấy tạo được bằng một trong các cách sau:

a) Nước thải sinh hoạt lấy từ cống chính hoặc từ cống của một vung dân cư không

bị ô nhiễm công nghiệp. Nước này được lắng trước khi dùng.

b) Thêm l00g đất vườn vào 1 lít

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6001:1995 (ISO 5815: 1989) về chất lượng nước - xác định nhu cầu ôxi sinh hóa sau 5 ngày (bod5) – phương pháp cấy và pha loãng

  • Số hiệu: TCVN6001:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1995
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản