Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5982:1995

CHẤT LƯỢNG NƯỚC. THUẬT NGỮ  - PHẦN 3
Water quality. Terminology - Part 3

0. Phạm vi áp dụng

Tiêu  chuẩn  này  qui  định  các  thuật  ngữ  sử  dụng  để  mô  tả  đặc  tính  chất  lượng nước. Danh mục thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp tương đương cho ở phụ lục A.

1. Rút  nước:  Tách  nước  ra  khỏi  nguồn  nước  nào  đó  một  cách  lâu  dài  hoặc  tạm  thời, để:

a)  Ngừng dùng nguồn nước tại khu vực đó, hoặc

b)  Chuyển nước sang nguồn nước khác trong khu vực đó

2. Xử lí bằng than hoạt hoá: Quá trình nhằm tách khỏi nước hoặc, khỏi nước thải, các chất hữu cơ ở dạng keo hoặc hoà tan, bằng sự hấp thụ trên than hoạt hoá: thí dụ để khử bớt mùi, vị, hoặc màu của nước

3. Sự kết tụ: Sự liên kết của những bông xốp, hoặc các hạt rắn lơ lửng thành những đám kết bông hoặc hạt lớn hơn, dễ lắng xuống hoặc có thể dễ nổi hơn

4. Hệ số anpha: Tỉ số của hệ số chuyển ôxi trong chất lỏng hỗn hợp nước bùn với hệ số chuyển ôxi trong nước sạch trong nhà máy xử lí nước bằng bùn hoạt hoá

5. Sự  loại  amoniắc:  Phương  pháp  tách  các  hợp   chất  amoniắc  ra  khỏi  nước  bằng  cách kiềm hoá nước và sục khí

6. Tầng ngậm nước: Địa tầng chứa nước cúa đá thấm, cát hoặc sỏi có khả năng cho khối lượng nước đáng kể

7. Vi khuẩn tự dưỡng: Vi khuẩn có khả năng sinh sôi nảy nở bằng việc sử dụng các chất vô cơ làm nguồn cacbon và nitơ duy nhất

8. Sự  rửa  ngược:  Sự  làm  sạch  vật  liệu  lọc  bằng  dòng  nước  ngược.  Phương  pháp  này thường được  hỗ trợ thêm bằng cách rửa bằng không khí

9. Hệ số bêta: Tỉ lệ giữa giá trị ôxi bão hoà trong chất lỏng hồn hợp nước bùn với ôxi bão hoà trong nước sạch ở cùng nhiệt độ và cùng áp suất  khí quyển, trong một nhà máy xử lí bằng nước bùn hoạt hoá

10. Sự phân huỷ sinh học: Sự phân huỷ ở mức phân tử của chất hữu cơ, thường ở trong môi trường  nước, do các hoạt động phức tạp của các sinh vật

11. Màng sinh học (của lớp lọc bằng cát): Lớp màng gồm các sinh vật sống, gần chết hoặc chết  hình thành  trên bề  mặt  của  lớp  lọc  chậm  bằng  cát  hoặc  các  lớp  sinh  học  khác (xem mục 90, màng nhầy động vật)

12. Sinh khối: Tổng khối lượng của các sinh vật sống trong một vùng nước đã cho

13. Sinh cảnh: Mọi sinh vật của một  hệ thuỷ sinh

14. Chỉ số sinh cảnh: Giá trị bằng số được dùng để mô tả sinh cảnh của một vùng nước, nhằm chỉ thị chất lượng sinh học của vùng nước đó


15. Lưu vực: Khu vực nước chảy một cách tự nhiên tới một dòng nước hoặc tới một điểm đã định

16. Chất đánh dấu hoá học: Một hoá chất được thêm vào hoặc có một cách tự nhiên trong một dòng chảy hoặc một vùng nước, cho phép theo dõi dòng chảy của nước

17. Vi khuẩn ăn tạp: Xem mục 7, vi khuẩn tự dưỡng

18. Nước cổ: Nước trong kẽ đá hoặc đất có cùng một tuổi địa chất với tầng đất, đá bao quanh nó, thường có chất lượng thấp và không thích hợp cho mục đích sử dụng thông thường (thí dụ để uống, sử dụng cho nông nghiệp, hoặc công nghiệp)

19. Mối nối ngang: mối nối giữa các ống dẫn nước, nó có thể gây nên sự thấm nước bị ô nhiễm vào nguồn cung cấp nước uống, gây độc hại cho sức khoẻ con người

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5982:1995 (ISO 6107/3: 1993) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 3

  • Số hiệu: TCVN5982:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1995
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản