Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5983:1995

ISO 6107-4: 1993

CHẤT LƯỢNG NƯỚC. THUẬT NGỮ  - PHẦN 4
Water quality. Terminology - Part 4

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ dùng trong lĩnh vực biểu thị đặc tính chất lượng nước. Danh mục tiếng Anh và tiếng Pháp tương ứng cho ở phụ lục A

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

Các tiêu chuẩn sau được áp dụng cùng với tiêu chuẩn này:

TCVN 5980 : 1995 (ISO 6107 - 1: 1986), Chất lượng nước. Thuật ngữ - phần 1

TCVN 5982 : 1995 (ISO 6107 - 3: 1985), Chất lượng nước. Thuật ngữ - phần 3

1. Sự ôxi hoá sinh học: Quá trình trong đó các vi sinh vật ôxi hoá trong nước (chủ yếu là chất hữu cơ). (Xem TCVN 5982 (ISO 6107 - 3, sự vô cơ hoá)

2. Độ phân huỷ sinh học: Độ   nhạy cảm của một chất hữu cơ đối với sự phân huỷ sinh học (Xem TCVN 5982 (ISO 6107 - 3), sự phân huỷ sinh học)

3. Thổi: Dùng áp lực loại bỏ chất lỏng hoặc chất rắn, hoặc hỗn hợp cả hai, khỏi một bình đang xử lí hoặc bình chứa, hoặc một ống dẫn

4. Suối nhỏ: Một dòng suối nhỏ thường được cấp nước bằng nguồn nước tự nhiên

5. Sự động tụ: Xem TCVN 5982 (ISO 6107 - 1), sự đông tụ và keo tụ hoá học

6. Sự nghiền: Xay hoặc nghiền nhỏ cơ học các hạt rắn lớn trong nước thải đến kích thước thích hợp cho các xử lí tiếp theo

7. Sự sục khí kéo dài: Quá trình xử lí nước thải bằng bùn hoạt hoá, tiến hành ở tải lượng băng 1/3 tải lượng thông thường nhằm mục đích làm giảm  lượng bùn hoạt hoá dư đến mức thấp nhất. Vì tốc độ hao hụt bùn thấp nên độ tuổi của bùn cao (khoảng 50 ngày) và lượng bùn dư tương đối ổn định. Quá trình này cũng làm cho các vi sinh vật phát triển chậm trở nên ổn định trong hệ thống và ôxi hoá các chất không thể loại bỏ được bằng các phương pháp khác

8. Chu trình thuỷ văn: Chu trình tự nhiên trong đó nước bay hơi từ bề mặt quả đất, chủ yếu là từ các đại dương, vào khí quyển và quay trở lại mặt đất do mưa. Chu trình này bao gồm cả việc hấp thụ nước của thực vật và sau đó là hô hấp và nhả vào khí quyển trước khi nó quay lại trái đất dưới dạng ngưng tụ

9. Nước kẽ: Nước nằm ở các khe hở (hoặc khoảng trống giữa các hạt rắn)

10. Vùng trung triều: Vùng bờ biển giữa mức thuỷ triều trung bình cao và mức thuỷ triều

11. Cân bằng ion: Tổng đại số của tích các nồng độ mol với điện tích ion của mỗi loại cation và anion. Trong tất cả các loại nước, tổng này phải bằng không. Mọi sai lệch khỏi giá trị không trong cân bằng được tính từ các kết quả phân tích thực tế chứng tỏ việc  xác  định  chưa  đầy  đủ  (một  số  ion  không  được  xác  định)  hoặc  có  sai  sót  trong phân tích

12. Phân bắc: Chất bài tiết của con người chứa trong thùng chứa và được định kỳ chuyển đi

13. Trạm hợp khối: Trạm xử lí nước hoặc nước thải được chế tạo sẵn theo thiết kế mẫu để xử lí những dòng nước nhỏ

14. Vùng sâu: Khoảng dưới của vùng nước, đặc trưng bởi sự không đủ ánh sáng, để xúc tiến quang hợp (sự quang hợp)

15. Tầng biến mật độ: Một tầng bên trong một vùng nước bị phân tầng, mà ở đó gradient mật độ có giá trị cực đại

16. Nước mềm: Nước có độ cứng thấp (Xem TCVN 5981 (ISO 6107 - 2), độ cứng)

17. Vùng hạ triều: Vùng bờ biển nằm ở dưới mức thuỷ triều trung bình thấp

18. Nước rác: Nước thải sinh hoạt trừ phân và nước tiểu

 

 

 

 

Phụ lục A

DANH MỤC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG PHÁP TƯƠNG ỨNG

 

Số mục
Trong

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5983:1995 (ISO 6107/4: 1993) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 4

  • Số hiệu: TCVN5983:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1995
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản