KHÔNG KHÍ XUNG QUANH - XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ KHỐI LƯỢNG RA CACBON MONOXIT (Co) - PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ KHÍ
Ambient air- Determination of the mass concentration of carbon monoxide - Gas chromatographic method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sắc kí khí để xác định nồng độ khối lượng của cacbon monoxit trong không khí xung quanh từ các nguồn khác nhau. Phương pháp này không bị cản trở vì đã sử dụng những điều kiện sắc kí khí thích hợp để tách CO từ mọi thành phần khác trong mẫu không khí trước khi đo nồng độ CO. Phương pháp này được dùng để đo những nồng độ CO nhỏ hơn 25ml/m3, nhưng cũng có thể dùng để đo những nồng độ CO lớn đến 1000mg/m3 ở nhiệt độ 250C và áp suất 101.3kPa. ở nhiệt độ và áp suất này cần phải dùng các hệ số chuyển như sau:
lmg/m3 ≥ 0,88 ppm (v/v)
lppm (v/v) ≥ 1,14 mg/m3
Phương pháp này cũng có thể đo được những nồng độ CO nhỏ hơn lmg/m3 nhưng phải thao tác thật cẩn thận. Kĩ thuật tự động là liên tục chỉ khi số mẫu gián đoạn được hút và được phân tích từng giờ.
Chú thích 1: Mặc dù tiêu chuẩn này được soạn cho hai khoảng nồng độ, từ 0 đến 1mg/m3 và từ 0 đến 25mg/m3 nhưng nên dùng khoảng nồng độ từ 0 đến 10mg/m3 thì có lợi hơn nếu như mọi nồng độ đều nằm trong khoảng đó và nếu như mong muốn có độ chính xác cao hơn. Điều này phụ thuộc vào sai số khi đọc sắc kí độ.
Các tiêu chuẩn sau đây được áp dụng cùng với tiêu chuẩn này:
ISO 6143: 1981. Phân tích khí - Xác định thành phần của các hỗn hợp khí chuẩn – Các phương pháp so sánh;
ISO 6144: 1981, Phân tích khí - Chuẩn bị các hỗn hợp khí chuẩn - Các phương pháp thể tích tĩnh.
Cho một thể tích xác định mẫu không khí đi qua cột sắc kí để tách CO ra khỏi các thành phần khí khác. Khử CO vừa tách được thành mê tan bằng dòng khí hydro trên xúc tác niken nóng (có thể dùng các chất xúc tác và chất hỗ trợ khác). Tín hiệu sắc kí nhận được tỉ lệ với lượng CO có trong mẫu.
4.1. Các khí
Xem ISO 6143 và ISO 6144. Các khí được sử dụng cho hoạt động của máy sắc kí khí phải không có chứa các tạp khí ở mức tạo ra một tín hiệu bằng hoặc lớn hơn nồng độ tối thiểu có thể phát hiện được của cacbon monoxit.
Lượng ẩm tối đa phải nhỏ hơn 10mg/m3 nồng độ hyrocácbon toàn phần tích theo mêtan phải nhỏ hơn 0,1mg/m3 và CO phải nhỏ hơn 0,1mg/m3.
Chú thích: Khi sử dụng khí nén phải tuân theo những chỉ dẫn của nơi cung cấp để đảm bảo toàn.
Phải đặc biệt cẩn thận khi dùng khí mêtan và hydro vì chúng có thể gây cháy trong một số điều kiện nhất định.
4.1.1. Hydro
Hydro được sử dụng làm khí mang trong tách sắc kí khí, làm chất khử CO thành mêtan và cũng cần cho hoạt động của detector ngọn lửa ion hóa.
4.1.2. Khôngkhí
Không khí cần cho hoạt động của detector ngọn lửa ion hóa.
4.1.3. Nitơ
4.1.4. Hêli
Đối với một số đầu đốt, khí nitơ hoặc hêli hoặc hỗn hợp của hai khí này được thêm vào khí đốt để cho độ nhậy và độ ổn định đạt mức tối đa.
4.2. Các hỗn hợp khí chuẩn
4.2.1. Mêtan trong không khí
Một hỗn hợp tiêu chuẩn khí mêtan trong không khí cần cho việc đo hiệu suất chuyển hoá. Nồng độ của hỗn hợp khí mêtan phải được biết chính xác đến l% và phải gắn với nồng độ cao nhất của Mn hợp khi tiêu chuẩn CO được dùng để chuẩn hoá.
Tìm hiệu suất chuyển hóa bằng cách so sánh diện tích của các
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5969:1995 (ISO 4220 : 1983) về không khí xung quanh - xác định chỉ số ô nhiễm không khí bởi các khí axit - phương pháp chuẩn độ phát hiện điểm cuối bằng chất chỉ thị mầu hoặc đo điện thế
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2974:1995 (ISO 9835 : 1993) về không khí xung quanh - xác định chỉ số khói đen
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6138:1996 (ISO 7996 : 1985) về không khí xung quanh - xác định nồng độ khối lượng của các nitơ oxit - phương pháp phát quang hoá học do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6157:1996 (ISO 10313 : 1993) về không khí xung quanh - xác định nồng độ khối lượng ozon - phương pháp phát quang hoá học do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6152:1996 (ISO 9855: 1993) về không khí xung quanh - xác định hàm lượng chì bụi của sol khí thu được trên cái lọc - phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6137:1996 (ISO 6768 : 1985) về không khí xung quanh - Xác định nồng độ khối lượng của nitơ điôxit - Phương pháp Griss-Saltzman cải biên do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5969:1995 (ISO 4220 : 1983) về không khí xung quanh - xác định chỉ số ô nhiễm không khí bởi các khí axit - phương pháp chuẩn độ phát hiện điểm cuối bằng chất chỉ thị mầu hoặc đo điện thế
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2974:1995 (ISO 9835 : 1993) về không khí xung quanh - xác định chỉ số khói đen
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6138:1996 (ISO 7996 : 1985) về không khí xung quanh - xác định nồng độ khối lượng của các nitơ oxit - phương pháp phát quang hoá học do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6157:1996 (ISO 10313 : 1993) về không khí xung quanh - xác định nồng độ khối lượng ozon - phương pháp phát quang hoá học do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6152:1996 (ISO 9855: 1993) về không khí xung quanh - xác định hàm lượng chì bụi của sol khí thu được trên cái lọc - phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6137:1996 (ISO 6768 : 1985) về không khí xung quanh - Xác định nồng độ khối lượng của nitơ điôxit - Phương pháp Griss-Saltzman cải biên do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5972:1995 (ISO 8186 : 1989) về không khí xung quanh - xác định nồng độ khối lượng cacbon monoxit (CO) - phương pháp sắc ký khí
- Số hiệu: TCVN5972:1995
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1995
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực