Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TCVN 5966 : 1995
ISO 4225 : 1990
CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG - THUẬT NGỮ
Air quality - General - Terminology
Tiêu chuẩn này giải nghĩa những thuật ngữ thông dụng liên quan đến việc lấy mẫu và đo đạc các khí, hơi và bụi để xác định chất lượng không khí.
Thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp tương ứng cho ở phụ lục A
Tiêu chuẩn ISO 9169: Chất lượng không khí. Xác định tính năng đặc trưng của các phương pháp đo, được áp dụng cùng với tiêu chuẩn này
3.1. Sự làm giảm
Làm giảm bớt chất ô nhiễm hoặc một kiểu thải nào đó mà bắt buộc phải loại bỏ
3.2. Sol khí (Aerosol)
Thể lơ lửng trong môi trường khí của các hạt nhân chất rắn, hạt chất lỏng hoặc các hạt chất rắn và lỏng có tốc độ rơi không đáng kể
3.3. Chất ô nhiễm không khí
Mọi chất thải vào khí quyển hoặc do hoạt động của con người hoặc do các quá trình tự nhiên, và tác động có hại đến con người hoặc môi trường
3.4. Sự ô nhiễm không khí
Sự có mặt của các chất trong khí quyển sinh ra từ hoạt động của con người hoặc từ các quá trình tự nhiên, và nếu nồng độ đủ lớn và thời gian đủ lâu chúng sẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái dễ chịu, sức khoẻ hoặc lợi ích của người hoặc môi trường
3.5. Các nhân Altken
Những hạt có đường kính nhỏ hơn 0,1 Pm thường tồn tai trong khí quyển từ vài ngàn đến vài trăm ngàn hạt trong 1 ml. Chúng được thải vào khí quyển do các quá trình tự nhiên và các quá trình có nguồn gốc từ sự hoạt động của con người. Chúng cũng được tạo thành trong khí quyển do các quá trình vật lí và hoá học
3.6. Không khí xung quanh
Không khí ngoài trời mà con người, thực vật, động vật hoặc vật liệu có thể tiếp xúc với nó
3.7. Chất lượng không khí xung quanh
Trạng thái của không khí xung quanh được biểu thị bằng độ nhiễm bẩn
3.8. Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh
Chất lượng không khí xung quanh được quy định có tính pháp lí, thường được xác định thống kê bằng cách đặt một giới hạn nồng độ của một chất ô nhiễm không khí trong một thời gian trung bình quy định
3.9. Máy tách bụi
Thiết bị được thiết kế để tách hạt bụi khỏi môi trường khí
3.10. Tro
Phần rắn còn lại sau khi đốt các chất chứa cacbon. Mặc dù tro có thể chứa nhiên liệu cháy dở nhưng với mục đích phân tích thì vẫn thường coi như là đốt cháy hoàn toàn
3.11. Khí quyển (của quả đất)
Toàn bộ khối không khí bao quanh quả đất
3.12. Thời gian trung bình
Khoảng thời gian trong đó chất lượng không khí được biểu diễn dưới dạng một số trung bình (Tham khảo các phương pháp đo, xem ISO 9169)
3.13. Nồng độ nền (của ô nhiễm không khí)
Phần chất lượng không khí xung quanh không liên quan trực tiếp đến các nguồn ô nhiễm đang nghiên cứu
3.14. Túi lọc
Túi bằng vải được dùng để lọc bụi khỏi một dòng khí
3.15. Bộ lọc túi
Thiết bị gồm các túi lọc và một cơ cấu xả bụi vào thùng chứa đặt trong một cấu trúc bảo vệ, (xem 3.14, Túi lọc)
3.16. Vùng thở
Phần khí quyển trực tiếp mà con người thở, thường được chấp nhận là một bán cầu có bán kính 3 dm trùm trước mặt người mà tâm điểm là điểm giữa đường nối hai tai.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 1678/QĐ-BKHCN năm 2009 về hủy bỏ tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5498:1995 về chất lượng không khí - phương pháp khối lượng xác định bụi lắng
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5966:2009 (ISO 4225 : 1994) về Chất lượng không khí - Những khái niệm chung - Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5966:1995 (ISO 4225 : 1994) về chất lượng không khí - những vấn đề chung - thuật ngữ
- Số hiệu: TCVN5966:1995
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1995
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra