Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

VẬT LIỆU DỆT - SỢI BÔNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CẤP NGOẠI QUAN

Textile material - Cotton yarn - Method for Grading for appearance

Lời nói đầu

TCVN 5790 - 1994 được xây dựng trên cơ sở của TCVN 2272 - 77 và ASTM D 2255 - 87.

TCVN 5790 - 1994 thay thế cho 2272 - 77.

TCVN 5790 - 1994 do Viện công nghiệp dệt sợi Bộ Công nghiệp nhẹ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

VẬT LIỆU DỆT - SỢI BÔNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CẤP NGOẠI QUAN

Textile material - Cotton yarn - Method for Grading for appearance

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định ngoại quan của sợi bông đơn chải thô hoặc chải kỹ. Khi có sự thỏa thuận giữa các bên hữu quan, tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho sợi được sản xuất từ xơ bông pha trộn với các loại xơ khác.

1.  Khái niệm chung

1.1  Khuyết tật của sợi là lỗi ngoại quan thể hiện trên thân sợi như xơ bị xoắn kết lại không phân biệt mầu sắc, hình dáng, bông bay bám vào, xơ bị dồn lại, xơ không được xe với nhau, có những đoạn mỏng, đoạn dày…

1.2  Tạp chất bao gồm các mảnh vỡ của hạt bông, vỏ quả bông, màng hạt bám xơ, lá cây và các loại tạp chất khác bám vào thân sợi.

1.3  Chỉ số khuyết tật (I.P.I) là số lượng đoạn mỏng, đoạn dày, điểm kết có trên chiều dài 1000 mét sợi.

1.3.1  Đoạn mỏng là đoạn sợi được đặc trưng bởi đường kính bé đi vượt quá một giới hạn kiểm tra thiết lập so với đường kính danh nghĩa, có độ dài gần bằng chiều dài trung bình của xơ tạo thành sợi.

1.3.2  Đoạn dày là đoạn sợi được đặc trưng bởi đường kính lớn hơn vượt quá một giới hạn kiểm tra thiết lập so với đường kính danh nghĩa, có độ dài gần bằng chiều dài trung bình của xơ tạo thành sợi.

1.3.3  Điểm kết là nơi xơ vón kết lại hoặc tạp chất bám vào làm cho đường kính to lên vượt quá giới hạn kiểm tra thiết lập so với đường kính danh nghĩa, có độ dài ngắn hơn 4 mm.

2.  Bản chất phương pháp

Bằng cách so sánh mẫu sợi quấn trên bảng đen với ảnh chuẩn và kết hợp trị số I.P.I hoặc số hạt bông kết tạp chất có trong 1 g sợi để bình cấp sợi theo ngoại quan.

3.  Phương pháp thử

3.1  Ảnh mẫu là một bộ ảnh chuẩn gồm 4 cấp ngoại quan độ đều thân sợi (A.B.C.D) trong một khoảng chỉ số xác định của sợi.

3.2  Phòng phân cấp sợi phải đảm bảo đủ ánh sáng quy định. Độ chiếu sáng từ 250 đến 400 lux để xác định độ đều thân sợi và từ 200 đến 350 lux để xác định lượng bông kết tạp chất (sơ đồ bố trí ánh sáng theo hình 2 và hình 3 của phụ lục tiêu chuẩn này)

3.3  Bảng quấn sợi là những bảng hình chữ nhật bằng bìa cứng, gỗ mỏng, nhựa hoặc kim loại nhẹ, hai mặt nhẵn và phẳng có kích thước ít nhất là 200 x 250 mm được sơn đen hoặc sơn màu đối lại với màu sợi và có các kẹp giữ đầu sợi ở các vị trí phù hợp.

3.4  Thiết bị quấn sợi lên bảng đen để quay bảng, có bô rê dải sợi và điều chỉnh được mật độ thích hợp

3.5  Máy thử độ đều đoạn ngắn của sợi do hang ZELLWEGER USTER chế tạo hoặc các máy của hãng khác có tính năng tác dụng tương đương để xác định chỉ số I.P.I.

4.  Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

4.1  Lấy mẫu đại diện lô và mẫu thí nghiệm theo TCVN 5783 - 1994

4.2  Lấy mẫu để xác định chỉ số I.P.I theo TCVN 5442 - 1991

4.3  Từ mỗi mẫu ban đầu chuẩn bị một mẫu thử (một bảng sợi)

4.4  Chuẩn bị mẫu thử tiến hành như sau:

4.4.1  Lắp bảng đen lên máy quay bảng và điều chỉnh mật độ rê sợi theo quy định trong bảng 1 với sai số cho phép ± 10%

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5790:1994 về Vật liệu dệt - Sợi bông - Phương pháp xác định cấp ngoại quan do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN5790:1994
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1994
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản