Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5572 : 1991

HỆ THỐNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ XÂY DỰNG – KẾT CẤU BÊTÔNG VÀ BÊTÔNG CỐT THÉP – BẢN VẼ THI CÔNG
System of documents for building design – Concrete and reinforced concrete structures – Construction drawings

Tiêu chuẩn này quy định thành phần và nguyên tắc trình bày các bản vẽ thi công kết cấu bêtông và bêtông cốt thép trong xây dựng dân dụng và công nghiệp.

1. Quy định chung

1.1. Bản vẽ thi công kết cấu bêtông và bêtông cốt thép (sau đây gọi là bản vẽ kết cấu) phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

1.2. Thành phần bộ bản vẽ kết cấu bêtông và bêtông cốt thép gồm:

- Các bản vẽ bố trí kết cấu;

- Các bản vẽ kết cấu bêtông và bêtông cốt thép đổ tại chỗ

- Các bản vẽ cấu kiện bêtông và bêtông cốt thép dùng cho kết cấu lắp ghép (các cấu kiện nay thường là: cột dầm v.v…và các sản phẩm khác đươc chế tạo tại nhà máy hoặc công trường);

- Các bảng thống kê.

2. Bản vẽ bố trí kết cấu

2.1. Nội dung bản vẽ bố trí kết cấu gồm:

Các bản vẽ bố trí kết cấu (đối với kết cấu đổ tại chỗ); Các bản vẽ bố trí cấu kiện (đối với kết cấu lắp ghép);

Các bản thống kê các bộ phận, kết cấu và cấu kiện;

Các bảng thống kê vật liệu của kết cấu đỏ tại chỗ và kết cấu lắp ghép;

Chú thích:

Khi cần thiết đưa vào các số liệu bổ sung như: các chỉ dẫn chung, các quy ước thể hiện và kí hiệu đặt riêng cho các bản vẽ thi công phức tạp.

2.2. Các bản vẽ bố trí cấu kiện của kết cấu lắp ghép phải được thể hiện theo quy định trong phụ lục

2.3. Các bản vẽ bố trí kết cấu đỏ tại chỗ phải được thể hiện theo tỉ lệ 1/100; 1/200; hoặc 1/500.

Trên bản vẽ phải ghi rõ:

Các trục định vị của nhà hoặc công trình, khoảng cách giữa các trục với nhau và kích thước tổng cộng;

Các cao độ ở những độ cao đặc trưng nhất của kết cấu; Kí hiệu các bộ phận kết cấu.

Ví dụ: thể hiện sơ đồ bố trí kết cấu bêtông cốt thép đổ tại chỗ cho ngôi nhà (hình 1)

3. Bản vẽ kết cấu bêtông và bêtông cốt thép đổ tại chỗ

3.1. Nội dung bản vẽ kết cấu bêtông và bêtông cốt thép đổ tại chỗ gồm các hình chiếu, mặt cắt, hình vẽ chi tiết và các bảng thống kê.

3.2. Các hình chiếu, mặt cắt và hình vẽ chi tiết của bản vẽ phải được thể hiện theo tỉ lệ 1: 10; 1: 20; 1: 50; hay 1:100.

3.3. Trên các hình chiếu, mặt cắt và hĩnh vẽ chi tiết (hình 2) phải ghi rõ:

Các trục định vị của nhà hoặc công trình, khoảng cách giữa các trục đó với nhau và kích thước tổng cộng, cũng như mối liên quan giữa các bộ phận của kết cấu với các trục đó;

Các cao độ ở những độ cao đặc trưng nhất của kết cấu; Các chi tiết đặt sẵn;

Các điểm nối, lỗ trống, các hốc và rãnh đặt ống

Các bộ phận của kết cấu tiếp giáp dùng làm gối đỡ cho kết cấu đổ tại chỗ (thí dụ: khối gạch xây) hay các bộ phận mà kết cấu được ngàm vào trong đó.

3.4. Đối với kết cấu đổ tại chỗ bao gồm nhiều bộ phận (thí dụ: dầm bản…) mà trên mỗi bộ phận cần thể hiện các sơ đồ cốt thép riêng thì phải đặt kí hiệu cho từng bộ phận. Các kí hiệu này phải ghi rõ trên các hình chiếu hay mặt cắt (hình 2).

3.5. Các bản vẽ cốt thép của kết cấu hoặc các bộ phận của kết cấu phải được thể hiện theo quy định trong chương 5 của tiêu chuẩn này.

3.6. Các bản vẽ bố trí cốt thép và chi tiết đặt sẵn của kết cấu đổ tại chỗ phải được lập thành một bộ bản vẽ riêng.

Cho

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5572:1991 về hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - bản vẽ thi công

  • Số hiệu: TCVN5572:1991
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1991
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản