Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5296:1995
CHẤT LƯỢNG NƯỚC- QUY TẮC BẢO VỆ NƯỚC KHỎI BỊ NHIỄM BẨN KHI VẬN CHUYỂN DẦU VÀ CÁC SẢN PHẨM THEO ĐƯỜNG ỐNG
Water quality - Principle for water protection from pollution caused by oil and oil products transported by pipelines
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung về bảo vệ nước mặt và nước dưới đất khỏi bị nhiễm bẩn bởi dầu và các sản phẩm dầu (sau đây gọi tắt là “dầu”) khi vận chuyển chúng theo các ống dấn chính. Tiêu chuẩn này không quy định các yêu cầu về bảo vệ nước khi vận chuyển dầu theo ống dẫn đặt trong phạm vi các xí nghiệp và đặt ở đáy biển cũng như khi khai thác dầu.
Tuyến ống dẫn chính để vận chuyển dầu là đường ống cái cùng các thiết bị và các ống nhánh của nó, đi từ nơi khai thác dầu hoặc từ xí nghiệp chế biến dầu đến nơi sử dụng hoặc chuyên chở, không kể các bộ phận các ông dẫn và các nhánh của chúng nằm trên phạm vi của cơ quan cung cấp và cơ quan sử dụng dầu.
2. Các yêu cầu chung về bảo vệ nước khỏi bị nhiễm bẩn dầu khi vận chuyển và bảo quản dầu theo TCVN 5295 : 1995.
3. Tuyến, vật liệu và kết cấu của ống dẫn phải được lựa chọn sao cho ngăn ngừa được nhiễm bẩn các đối tượng chứa nước. Đường ống cần được chống ăn mòn và bảo vệ điện hoá.
4. Không cho phép đặt các ống dẫn trong vành đai trong của vùng bảo vệ vệ sinh của các nguồn cấp nước uống - nước sinh hoạt tập trung.
5. Tuyến ống dẫn phải được thiết kế ở phía hạ lưu của các cầu, bến, thiết bị lấy nước và các công trình khác cũng như những nơi cá đẻ và những nơi nhiều cá sinh sống.
Khi thiết kế đoạn chuyển tiếp của các ống dẫn qua dòng nước ở phía thượng lưu của các đối tượng đã nêu ở trên cần phải đề ra các biện pháp đặc biệt nhằm bảo đảm độ tin cậy của việc vận hành đoạn chuyển tiếp nằm dưới nước.
6. Không cho phép thiết kế tuyến ống dẫn dưới lòng dẫn ở khu vực các bãi bốc xếp hàng, ở những nơi tàu nhả neo.
7. Khi thiết kế các ống dẫn dọc theo bờ biển, bờ hồ hoặc bờ sông cần phải lợi dụng địa
điểm của địa hình tại chỗ hoặc dự tính các biện pháp đặc biệt (làm hào rãnh, tường chắn) để loại trừ sự nhiễm bẩn các đối tượng nước khi rò rỉ dầu, ở những nơi bị bào mòn cần phải dùng các biện pháp làm bền chắc nền đất.
8. Khi thiết kế các nền để đặt ống dẫn cần phải dự tính đến việc xây dựng các công trình dẫn nước (máng hoặc ống).
Đáy của các công trình dẫn nước và các sườn giáp bên phải được gia cố cho bền chắc.
Số lượng và kích thước của các công trình dẫn nước được xác định theo tính toán có tính đến địa hình địa phương, diện tích tập trung nước và lưu lượng của nước mặt.
9. ở các vùng khai thác mỏ cần kiến nghị thiết kế các đoạn chuyển tiếp của các ống dẫn
đi qua dòng nước và các khe theo như thiết kế ống dẫn ngầm dưới đất.
10. ống dẫn ở các khe núi chịu tác dụng của các dòng bùn đá và đất lở cần phải xây dựng cao hơn mặt đất ở độ cao an toàn.
11. Các ống dẫn và nền của chúng nằm gần các đối tượng nước cần phải được lường trước các điều kiện địa chấn của vùng.
12. Việc đặt đường ống ở các vùng có hiện tượng trượt đất cần phải được thực hiện ở dưới bề mặt trượt, có tính đến sự chuyển dịch đất có thể xảy ra.
13. Dọc ống dẫn theo mỗi phía kể từ trục của nó cần phải thiết lập vùng bảo vệ riêng cho đường ống.
14. Khi ống dẫn đi qua dòng nước, cần phải đặt sâu xuống bên dưới đáy của lòng dẫn, có tính đến sự biến dạng có thể có của ống dẫn và các công việc sâu dưới đáy trong tương lai.
15. Các ống dẫn trong phạm vi lòng dẫn nước chịu sự biến đổi phải được đặt lên các bệ đặc biệt trên hoặc dưới mặt nước để loại trừ sự đứt ống dẫn khi bất kì sự biến đổi lòng dẫn nào có thể xảy ra.
16. Việc đặt ống dẫn dưới các kênh để tàu bè qua lại và các kênh tới cần phải được tiến hành sao cho phần trên của ống nằm thấp hơn đáy kênh không dưới 0,6m.
17. Trên các ống dẫn cần phải trù tính lắp các thiết bị để triệt các va đập thuỷ lực và bù trừ sự dãn nở nhiệt.
18. Khi đặt các ố
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5944:1995 về chất lượng nước - tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5985:1995 (ISO 6107-6: 1986) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 6
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5989:1995 (ISO 5666-1 : 1983) về chất lượng nước - xác định thủy ngân tổng số bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa - phương pháp sau khi vô cơ hoá với pemaganat – pesunfat
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5992:1995 về chất lượng nước - lấy mẫu - hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5294:1995 (ST SEV 1924-79) về chất lượng nước - quy tắc lựa chọn và đánh giá chất lượng nguồn tập trung cấp nước uống, nước sinh hoạt
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5499:1995 về chất lượng nước – phương pháp Uyncle (Winkler) xác định oxi hòa tan
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5524:1995 về chất lượng nước - yêu cầu chung về bảo vệ nước mặt khỏi bị nhiễm bẩn
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5525:1995 (ST SEV 3079:81) về chất lượng nước - yêu cầu chung về việc bảo vệ nước ngầm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5070:1995 về chất lượng nước - phương pháp khối lượng xác định dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ
- 10Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2009/BYT về về chất lượng nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành
- 1Quyết định 2920-QĐ/MTg năm 1996 về việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường do Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5944:1995 về chất lượng nước - tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5985:1995 (ISO 6107-6: 1986) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 6
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5989:1995 (ISO 5666-1 : 1983) về chất lượng nước - xác định thủy ngân tổng số bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa - phương pháp sau khi vô cơ hoá với pemaganat – pesunfat
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5992:1995 về chất lượng nước - lấy mẫu - hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5294:1995 (ST SEV 1924-79) về chất lượng nước - quy tắc lựa chọn và đánh giá chất lượng nguồn tập trung cấp nước uống, nước sinh hoạt
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5499:1995 về chất lượng nước – phương pháp Uyncle (Winkler) xác định oxi hòa tan
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5524:1995 về chất lượng nước - yêu cầu chung về bảo vệ nước mặt khỏi bị nhiễm bẩn
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5525:1995 (ST SEV 3079:81) về chất lượng nước - yêu cầu chung về việc bảo vệ nước ngầm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5070:1995 về chất lượng nước - phương pháp khối lượng xác định dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ
- 11Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2009/BYT về về chất lượng nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5296:1995 về chất lượng nước - quy tắc bảo vệ nước khỏi bị nhiễm bẩn khi vận chuyển dầu và các sản phẩm theo đường ống
- Số hiệu: TCVN5296:1995
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1995
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra