Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5066:1990

ĐƯỜNG ỐNG CHÍNH DẪN KHÍ ĐỐT, DẦU MỎ VÀ SẢN PHẨM DẦU MỎ ĐẶT NGẦM DƯỚI ĐẤT

YÊU CẦU CHUNG VỀ THIẾT KẾ CHỐNG ĂN MÒN

Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc thiết kế mới phục hồi cải taọ, mở rộng đường ống chính dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đặt ngầm dưới đất (sau đây viết tắt là: Đường ống ngầm). Tiêu chuẩn này áp dùng đồng thời với TCVN 4090 : 1985 Tiêu chuẩn này khuyến khích áp dụng cho việc thiết kế chống ăn mòn các hệ thống công trình bằng kim loại đặt ngầm dưới đất (ống dẫn nước, cáp điện thoại và đường ống công nghệ trong kho xăng dầu).

1. Quy định chung.

1.1. Khi thiết kế đường ống ngầm bằng thép, để bảo đảm tuổi thọ công trình, phải thiết kế chống ăn mòn bề mặt ngoài của đường ống.

1.2. Các biện pháp chống ăn mòn đường ống bao gồm: Dùng các lớp sơn, bọc, các thiết bị bảo vệ điện hoá. Lựa chọn biện pháp bảo vệ phụ thuộc vào mức độ ăn mòn của đất, điều kiện đặt ống, vật tư và các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật.

1.3. Thiết kế chống ăn mòn cho đường ống ngầm phải dựa trên các tài liệu ban đầu gồm: tài liệu khảo sát về địa hình, địa chất tuyến ống, tài liệu đánh giá mức độ ăn mòn của môi trường đất, các bản vẽ tổng mặt bằng, mặt cắt dọc tuyến đường ống, các số liệu kĩ thuật về đường ống. Ngoài ra, phải có hồ sơ kĩ thuật của các công trình kim loại ngầm lân cận tuyến ống (các đường ống ngầm khác, các tuyến cáp điện thoại, điện động lực) nguồn cấp điện trên tuyến ống.

1.4. Sử dụng trạm catốt để thiết kế chống ăn mòn đường ống ngầm phải thoả thuận bằng văn bản với các cơ quan quản lí các công trình ngầm lân cận.

1.5. Thiết kế chống ăn mòn đường ống ngầm bao gồm: bản vẽ kết cấu lớp bọc, sơ đồ bảo vệ điện hoá toàn tuyến ống, bản vẽ mặt bằng khu vực đặt thiết bị bảo vệ, bản vẽ lắp đặt các thiết bị, bản vẽ mặt bằng, mặt cắt các tuyến cấp điện, bản vẽ nhà đặt catốt, bản vẽ bích cách điện, bản vẽ cột đo kiểm tra.

2. Đánh giá mức độ ăn mòn của đất.

2.1. Khi thiết kế chống ăn mò đường ống ngầm, phải có số liệu về mức độ ăn mòn của đất trên từng đoạn đường tuyến ống, số liệu đó được thể hiện trên bản vẽ mặt cắt dọc tuyến ống.

2.2. Đánh giá mức độ ăn mòn của đất dựa trên các chỉ tiêu sau: điện trở riêng của đất, tổn thất khối lượng mẫu thép đặt trong đất, mật độ dòng điện phân cực trung bình.

2.3. Mức độ ăn mòn của đất được phân thành bốn cấp phù hợp với chỉ dẫn trong bảng 1.

Bảng 1

3. Thiết kế lớp bọc chống ăn mòn

3.1. Toàn bộ các đường ống ngầm theo TCVN 4090 : 19985 đều phải có lớp bọc chống ăn mòn. Khi thiết kế lớp bọc chống ăn mòn dùng ba loại chính: bình thường, tăng cường và rất tăng cường. Việc lựa chọn lớp bọc phải căn cứ vào các yếu tố sau:

- Mức độ ăn mòn của đất trên từng đoạn tuyến ống theo bảng 2.

- Hiệu quả kinh tế của lớp bọc được lựa chọn:

- Sản phẩm được vận chuyển trong ống và chế độ công nghệ bơm chuyển (chủ yếu là yếu tố nhiệt độ):

3.2. Chọn vật liệu, kết cấu lớp bọc ống phải tuân theo điều 10.2.2 TCVN 4090 : 1985 và phải phù hợp với từng loại lớp bọc, điều kiện thi công và điều kiện ống đặt.

3.3. Trong điều kiện đặt ống ngầm tại các vùng đất có điện trở riêng cao và không áp dụng bảo vệ điện hoá, được phép sử dụng các loại bột khoáng như bột cao lanh, bột đá vôi làm chất độn để c

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5066:1990 về đường ống chính dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đặt ngầm dưới đất - yêu cầu chung về thiết kế chống ăn mòn

  • Số hiệu: TCVN5066:1990
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1990
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản