NGŨ CỐC - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Cereals - Vocabulary
Lời nói đầu
TCVN 4995:2008 thay thế TCVN 4995-89;
TCVN 4995:2008 hoàn toàn tương đương với ISO 5527:1995;
TCVN 4995:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
NGŨ CỐC - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Cereals - Vocabulary
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra danh mục các thuật ngữ liên quan đến ngũ cốc và các định nghĩa chúng.
Các thuật ngữ đưa ra dưới đây gồm các chủ đề sau đây:
1. Thuật ngữ chung
2. Thuật ngữ về sinh lý học
3. Thuật ngữ về hình thái học
4. Thuật ngữ liên quan đến công nghệ
5. Thuật ngữ liên quan đến sản phẩm ngũ cốc
6. Thuật ngữ liên quan đến phương pháp thử.
CHÚ THÍCH
1. Xem ISO 5526:1986, Cereals, pulses and other food grain - Nomenclauture, for a list of principal cereal species with their botanic names and common name in English and French [Ngũ cốc, đậu đỗ và các hạt lương thực khác]. Thuật ngữ và danh mục các loài ngũ cốc chủ yếu với tên thực vật và tên thường gọi bằng tiếng Anh và tiếng Pháp].
1.1. Ngũ cốc (cereals)
Hạt của cây trồng được canh tác thuộc họ Gramineae.
CHÚ THÍCH: Danh mục các cây trồng này được nêu trong ISO 5526:1986.
1.1.1. Ngũ cốc dùng làm bánh mì (bread making cereals)
Ngũ cốc thích hợp để làm bánh mì.
Ví dụ: Hạt lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch hoa.
1.1.2. Ngũ cốc xuân (spring cereals)
Loại ngũ cốc được gieo trồng và trổ bông vào mùa xuân.
1.1.3. Ngũ cốc đông (winter cereals)
Loại ngũ cốc được gieo trồng vào mùa thu và trổ bông vào mùa đông.
CHÚ THÍCH: Cây trồng chỉ trổ bông khi cây chịu tác động của các điều kiện tự nhiên và nhân tạo, thường gồm quá trình xử lý lạnh, mà thường xuất hiện tự nhiên nếu cây được gieo trồng trước giai đoạn băng giá mùa đông.
1.1.4. Lúa mì để làm bánh mì (bread wheat)
Lúa mì để làm bánh mì (bread - making wheat)
Lúa mì có đặc tính vật lý, hóa học, đặc tính lưu biến và đặc tính khác đối với các sản phẩm bánh mì (như bánh mì bột nở).
1.1.5. Lúa mì dùng làm thức ăn chăn nuôi (feed wheat)
Hạt lúa mì dùng làm thức ăn cho động vật.
1.1.6. Lúa mì trộn (blending wheats)
Hạt lúa mì có các đặc tính riêng được thêm vào một lượng nhỏ để điều chỉnh bột cho phù hợp với mục đích sử dụng tiếp theo.
1.1.7. Lúa mì xen vụ (alternative wheat)
Hạt lúa mì gieo trong các tháng mùa đông hoặc mùa thu.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này không sử dụng ở Canada.
1.1.8. Lúa mạch (malting barley)
Lúa mạch có các đặc tính đặc trưng (vật lý, hóa học, nảy mầm và các đặc tính khác) có thể chuyển hóa thành malt (mạch nha).
1.1.9. Lúa mạch dùng làm thức ăn nuôi (feed barley)
Lúa mạch dùng để làm thức ăn cho động vật.
1.1.10. Hạt giống (seed grain)
Hạt dùng để gieo trồng.
1.2. Giống (variety)
Giống cây trồng (cultivar)
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4995:2008 (ISO 5527:1995) về ngũ cốc - thuật ngữ và định nghĩa
- Số hiệu: TCVN4995:2008
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2008
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực