Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4837 : 2009

ĐƯỜNG - LẤY MẪU

Sugar - Sampling

Lời nói đầu

TCVN 4837:2009 thay thế TCVN 4837:1989;

TCVN 4837:2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F18 Đường, sản phẩm đường và mật ong biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐƯỜNG - LẤY MẪU

Sugar - Sampling

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các điều kiện chung liên quan đến việc lấy mẫu để đánh giá chất lượng của các sản phẩm đường dạng hạt và đường viên.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn  này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Lô hàng (lot)

Lượng đường được thừa nhận có các đặc điểm đồng đều, được lấy từ một chuyến hàng và được dùng để đánh giá chất lượng.

2.2. Mẫu ban đầu (increment)

Mẫu riêng

Lượng đường lấy tại một thời điểm ở một hoặc nhiều vị trí khác nhau từ đơn vị bao gói hoặc từ băng chuyền (đối với đường không bao gói) để tạo thành một phần của mẫu chung.

2.3. Mẫu chung (bulk sample)

Lượng đường thu được bằng cách gộp và trộn đều các mẫu ban đầu từ một lô xác định.

2.4. Mẫu phòng thử nghiệm (laboratory sample)

Lượng đường được lấy ra từ mẫu chung, dùng để phân tích hoặc để kiểm tra.

3. Yêu cầu chung

3.1. Mẫu phải được người đại diện của bên mua và bên bán lấy hoặc được lấy do người của hai bên giám sát.

3.2. Mẫu phải đại diện cho lô hàng. Cần lấy đủ số lượng mẫu ban đầu và trộn kỹ để có mẫu chung và bằng cách chia liên tiếp hoặc bằng cách khác để thu được mẫu phòng thử nghiệm.

3.4. Dụng cụ lấy mẫu được sử dụng phải phù hợp với sản phẩm cần lấy mẫu. Cần chú ý để đảm bảo rằng tất cả các dụng cụ lấy mẫu phải sạch, khô và không có mùi lạ.

3.5. Việc lấy mẫu phải tiến hành sao cho tránh sự nhiễm bẩn từ bên ngoài như mưa, bụi. v.v… vào mẫu, các dụng cụ lấy mẫu và các vật chứa mẫu.

4. Lấy mẫu ban đầu

4.1. Đối với đường dạng hạt đóng bao

Lấy các mẫu ban đầu từ một hay hai vị trí khác nhau trong bao đường được chọn để lấy mẫu, với khối lượng không nhỏ hơn 25 g. Sử dụng xiên để lấy mẫu ban đầu. Đối với bao vải không màng lót cần dùng xiên lấy đường trực tiếp qua vải bao, còn đối với bao có màng lót PE hay giấy hoặc bao giấy thì lấy sau khi mở miệng bao.

4.2. Đối với đường viên đóng bao

Dùng thìa để lấy các mẫu ban đầu từ mỗi bao được chọn với khối lượng không nhỏ hơn 200 g.

4.3. Đối với đường không đóng bao

Dùng các cốc để lấy các lượng mẫu không nhỏ hơn 100 g trên băng chuyền hoặc khi dỡ đường từ cửa hay băng chuyền ra. Cứ sau những khoảng thời gian bằng nhau thì lấy những lượng đường như nhau vào cốc và lấy không nhỏ hơn 10 mẫu ban đầu.

4.4. Đối với bao bì thương phẩm chứa trong bao bì vận chuyển

4.4.1. Xác định các chỉ tiêu cảm quan và lý - hóa

Từ mỗi bao bì vận chuyển được chọn để lấy mẫu, lấy hai bao bì thương phẩm có khối lượng tịnh khoảng 0,5 kg hoặc một đơn vị với khối lượng tịnh từ 1 kg trở lên, hoặc 10 gói nhỏ có khối lượng tịnh khoảng 5 g đến 20 g. Từ những bao bì thương phẩm đã lấy, tiến hành lấy các mẫu ban đầu theo 4.1 hoặc 4.2.

4.4.2. Xác định khối lượng tịnh

Từ mỗi bao bì vận chuyển được chọn để lấy mẫu, lấy bốn bao bì thương phẩm có khối lượng tịnh khoảng 0,5 kg hoặc hai bao bì thương phẩm có khối lượng tịnh từ 1 kg trở lên, hoặc

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4837:2009 về đường - Lấy mẫu

  • Số hiệu: TCVN4837:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản