Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NHÀ Ở - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ THIẾT KẾ
Dwellings - Basic principles for design
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới hoặc cải tạo các loại nhà ở xây dựng tại các thành phố, thị xã, thị trấn, hay trong khu nhà ở của các cơ quan, xí nghiệp và trường học trong toàn quốc.
Tiêu chuẩn này khuyến khích áp dụng đối với những nhà ở cũ khi sửa chữa lại thuộc Nhà nước quản lí, nhà ở của tư nhân xây dựng trong phạm vi khu đất nội thành, nội thị.
Chú thích:
1) Khi thiết kế nhà ở xây dựng tại các điểm dân cư nông trường, lâm trường, phải tuân theo những quy định về diện tích ở, vệ sinh và an toàn trong tiêu chuẩn là diện tích các bộ phận phụ được phép thiết kê' theo những quy định riêng cho phù hợp yêu cầu đặc điểm sản xuất của địa phương xây dựng.
2) Những nhà ở có yêu cầu sử dụng đặc biệt được phép thiết kế theo nhiệm vụ thiết kế riêng, với sự đồng ý của cơ quan chủ quản và được Chủ nhiệm Uỷ ban Xây Dựng cơ bản nhà nước duyệt.
3) Khi thiết kế nhà ở, ngoài các quy định trong bản tiêu chuẩn này phải tuân theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành có liên quan.
1.1. Nhà ở được phân làm 2 loại:
a) Nhà ở căn hộ b) Nhà ở tập thể
1.2. Nhà ở được thiết kế theo 4 cấp công trình, việc phân cấp áp dụng theo TCVN 2748:1978
1.3. Các bộ phận kết cấu mà khi bị phá hoại làm ảnh hưởng đến độ bền vững của toàn bộ hay một bộ phận công trình được coi là kết cấu cơ bản.
1.4. Các tầng trong nhà ở được quy định như sau:
a) Tầng trên mặt đất: Khi cao độ của nền mặt phòng không thấp hơn cao độ mặt đất quy định trong quy hoạch.
b) Tầng chân tường: Khi cao độ mặt nền của phòng thấp hơn cao độ mặt đất quy định của quy hoạch, nhưng chiều cao từ cao độ mặt nền đến cao độ mặt đất quy định của quy hoạch không được lớn hơn 1/2 chiều cao của phòng.
c) Tầng hầm: Khi cao độ mặt nền của phòng thấp hơn cao độ mặt đất quy định của quy hoạch và chiều cao từ cao độ mặt nền đến cao độ mặt đất quy định của quy hoạch lớn hơn l/2 chiều cao của phòng.
d) Tầng giáp mái: Khi phòng bố trí trong phần mái.Trong trường hợp này diện tích phần trần nằm ngang của phòng không được nhỏ hơn l/2 diện tích của phòng. Chiều cao nhỏ nhất của phần trần xiên không được nhỏ hơn 1,6m.
Chú thích:
1) Cao độ mặt đất trung bình quy định cua quy hoạch được xác định theo cao độ mặt đất ở các góc nhà. Nếu khu đất có độ dốc đáng kể thì cao độ mặt đất trung bình này được tính cho từng phần của ngôi nhà.
2) Chiều cao thông thuỷ của tầng hầm dùng làm kho. Không được thấp hơn 1m, kể từ mặt đất nền đến dạ dưới.
1.5. Tầng kĩ thuật được thiết kế dưới nền của tầng một, nhưng chiều cao thông thủy không được nhỏ hơn 1,6m và phải được thông trực tiếp với bên ngoài bằng cửa hoặc lỗ qua tường có nắp không nhỏ hơn 0,6 x 0,6m.
1.6. Được xác định là tầng của ngôi nhà ở kể cả tầng trên mặt đất, tầng chân tường, tầng giáp mái khi mặt của trần cao hơn cao độ mặt đất quy định của quy hoạch ít nhất là 2m.
1.7. Những khái niệm có liên quan đến diện tích của nhà ở được quy định trong phụ lục 2.
1.8. Hệ số khối, hệ số mặt bằng của nhà ở được xác định theo phụ lục
2. Yêu cầu về quy hoạch và khu đất xây dựng
2.1. Khi thiết kế nhà ở phải tính đến khả năng sử dụng linh hoạt, tuỳ theo cơ cấu căn hộ, vị trí của chúng trên khu đất xây dựng không gian kiến trúc đòi hỏi để thiết kế cho phù hợp với những yêu cầu về xây dựng đô thị quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành.
2.2. Hướng nhà là hướng của cửa sổ ở mở ra để đón gió mát hoặc lấy ánh sáng; Trong nhà ở căn hộ, một số phòng ở được phép quay về hướng quy định:
Một phòng đối với căn hộ có 2 và 3 phòng; Hai phòng
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 306:2004 về nhà ở và công trình công cộng - các thông số vi khí hậu trong phòng do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7800:2009 về Tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9376:2012 về Nhà ở lắp ghép tấm lớn - Thi công và nghiệm thu công tác lắp ghép
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN9254-1:2012 (ISO 6707-1:2004) về Nhà và công trình dân dụng - Từ vựng - Phần 1: Thuật ngữ chung
- 1Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 306:2004 về nhà ở và công trình công cộng - các thông số vi khí hậu trong phòng do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4088:1985 về số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7800:2009 về Tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1978 về Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9376:2012 về Nhà ở lắp ghép tấm lớn - Thi công và nghiệm thu công tác lắp ghép
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 về Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN9254-1:2012 (ISO 6707-1:2004) về Nhà và công trình dân dụng - Từ vựng - Phần 1: Thuật ngữ chung
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4451:1987 về nhà ở - nguyên tắc cơ bản để thiết kế
- Số hiệu: TCVN4451:1987
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1987
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra