THỨC ĂN CHĂN NUÔI – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT BÉO
Animal feeding stuffs – Determination of fat content
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng chất béo trong thức ăn chăn nuôi. Phương pháp này áp dụng đối với thức ăn chăn nuôi trừ hạt có dầu và khô dầu.
Theo phương pháp này, người ta phân biệt hai nhóm thức ăn gia súc. Những sản phẩm thuộc nhóm B cần thủy phân trước khi chiết chất béo.
Nhóm B:
- Thức ăn hoàn toàn có nguồn gốc từ động vật bao gồm cả các sản phẩm từ sữa;
- Thức ăn hoàn toàn có nguồn gốc từ thực vật do vậy không thể chiết chất béo mà không qua quá trình thủy phân; đặc biệt là gluten, nấm men, protein của đậu tương và khoai tây, và những thức ăn đã qua xử lý nhiệt;
- Thức ăn hỗn hợp gồm những sản phẩm chứa ít nhất 20 % chất béo.
Nhóm A:
- Những thức ăn gia súc không thuộc nhóm B.
Chú thích – Phương pháp xác định hàm lượng dầu trong khô dầu bằng cách chiết bằng hexan được mô tả trong ISO 734-1 [2], còn phương pháp xác định hàm lượng dầu bằng cách chiết dietyl ete được mô tả trong TCVN 4802-89 (ISO 736 [3]).
Phương pháp xác định hàm lượng dầu trong hạt có dầu bằng cách chiết bằng hexan được mô tả trong ISO 659 [1].
TCVN 4851 – 89 (ISO 3696) Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Phương pháp thử và yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 6952:2001 (ISO 6498) Thức ăn chăn nuôi – Chuẩn bị mẫu thử.
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa sau.
3.1. Hàm lượng chất béo (Fat content)
Phần khối lượng của những chất được chiết từ mẫu theo quy trình của tiêu chuẩn này.
Chú thích – Hàm lượng chất béo được biểu thị bằng gam trên kilogam hoặc phần trăm khối lượng.
4.1. Mẫu có hàm lượng chất béo tương đối cao (ít nhất là 200 g/kg) được chiết sơ bộ bằng xăng nhẹ.
4.2. Những mẫu thuộc nhóm B được thủy phân bằng axit clohydric nhờ tác dụng của nhiệt. Dung dịch được làm nguội và đem lọc. Rửa và làm khô cặn thu được sau đó chiết bằng xăng nhẹ. Loại bỏ dung môi bằng cách chưng cất và làm khô. Đem cân phần thu được.
4.3. Những mẫu thuộc nhóm A được chiết bằng xăng nhẹ. Loại bỏ dung môi bằng cách chưng cất và làm khô. Đem cân phần thu được.
Chỉ dùng những thuốc thử được công nhận dùng trong phân tích.
5.1. Nước: ít nhất phải ở mức loại 3 theo TCVN 4851 – 89 (ISO 3696).
5.2. Natri sunfat: khan.
5.3. Xăng nhẹ: gồm chủ yếu hydrocacbon có sáu nguyên tử cacbon, dải nhiệt độ sôi từ 40oC đến 60oC.
Chỉ số brom phải nhỏ hơn 1. Cặn bay hơi phải nhỏ hơn 20 mg/l.
Có thể thay thế bằng hexan vì cũng có cặn bay hơi nhỏ hơn 20 mg/l.
5.4. Tinh thể cacbua silic hoặc các bi thủy tinh.
5.5. Aceton.
5.6. Axit clohydric: c(HCl) = 3 mol/l.
5.7. Chất trợ lọc: ví dụ diatomit (Kieselguhr), đã được đun sôi trong axit clohydric nồng độ 6mol/l trong 30 phút, dùng nước rửa sạch axit rồi sấy khô ở 130oC.
Thiết bị thường dùng trong phòng thí nghiệm, bao gồm những thiết bị sau
6.1. Phễu chiết: không dính mỡ và dầu, phải rửa bằng ete.
6.2. Bộ chiết Soxhlet: có dung tích si phông khoảng 100 ml hoặc bộ chiết tuần hoàn khác.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999) về thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng chất béo
- Số hiệu: TCVN4331:2001
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2001
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực