Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 3708 – 90
THỦY SẢN – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ AXIT AMIN
Aquatic products - Mothod for the determination of nitrogen amino acid content
Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 3708-81, quy định phương pháp xác định hàm lượng nitơ axit amin đối với các nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm thủy sản.
1. Lấy mẫu
Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 5276-90.
2. Nguyên tắc chung
Tạo điều kiện thích hợp để đồng phốt phát phản ứng với axit amin tạo thành muối của axit amin (1 ion đồng phản ứng với 2 gốc axit amin). Lọc để loại đồng phốt phát thừa. Thêm axit axetic và kali iodua và dịch lọc trong. Ion I- trong môi trường axit khử ion Cu+, tạo ra I2 tự do. Chuẩn độ lượng iot được tạo thành bằng dung dịch natri thiosunfat 0,01M.
3. Dụng cụ và hóa chất
- Bình định mức dung tích 25, 1000ml;
- Bình nón dung tích 100ml;
- Buret 25, 50ml;
- Pipet 1, 5, 10ml;
- Phễu thủy tinh;
- Giấy lọc cứng (giấy Whatman số 1, số 3);
- Dung dịch đồng clorua (A): 27,3g CuCl2 (hoặc 35,4 g CuCl2. 12H2O) trong 1 lít dung dịch;
- Dung dịch natri photphat (B): 68,5g Na3PO4. 12H2O trong 1 lít dung dịch (hoặc 64,5g Na2HPO4 hòa tan trong 500ml nước cất đun sôi để nguội, thêm 7,2g NaOH, sau đó tiếp tục thêm nước cất đun sôi để nguội vào cho đến 1 lít);
- Dung dịch đệm borat pH 8,8 (C): 28g natri tetraborat (Na2B4O7.10H2O) hòa tan trong 750ml nước cất. Thêm 50ml dung dịch axit clohydric (HCL) 0,1N và thêm nước cất đến 1 lít;
- Hỗn hợp đồng phốt phát:
Trộn lẫn | 1 thể tích dung dịch (A) 2 thể tích dung dịch (B) 2 thể tích dung dịch (C) |
Cho dung dịch (A) trộn với dung dịch (B), lắc đều rồi cho thêm dung dịch (C);
- Thimolphtalein, dung dịch 0,25% trong etanol (C2H5OH) 50%;
- Natri thiosunfat, dung dịch 0,1M : 24,8g Na2S2O3.5H2O hòa tan bằng nước cất trong bình định mức dung tích 1000ml, lắc đều, thêm nước cất đến vạch mức. Đựng trong lọ nâu, trước khi dùng, pha loãng 10 lần để có dung dịch 0,01M;
- Natri hydroxyt (NaOH), dung dịch 0,1N;
- Axit axetic (CH3COOH) đậm đặc;
- Kali iodua (KI) tinh thể;
- Tinh bột, dung dịch 1% trong NaCl bão hòa.
4. Tiến hành thử
Dùng pipet lấy chính xác 5ml nước mắm đã pha loãng 20 lần vào bình định mức dung tích 25ml, thêm 2 giọt thimolphtalein 0,25% và nhỏ từng giọt dung dịch natri hydroxyt 0,1N vào cho đến khi dung dịch có màu xanh nhạt da nhạt da trời (pH=10). Sau đó cho thêm 10 – 15 ml hỗn hợp đồng phốt phát, thêm nước cất đến vạch mức. Lắc đều, li tâm hoặc lọc qua giấy lọc cứng dày sao cho nhận được dịch trong suốt.
Lấy 10ml dịch lọc cho vào bình nón dung tích 100ml, thêm 5 giọt axit axetic đậm đặc và khoảng 0,2 – 0,5g kaliiodua tinh thể, lắc đều, dung dịch có màu vàng của iot.
Chuẩn độ bằng dung dịch natri thiosunfat 0,01M cho đến khi dung dịch có màu vàng nhạt. Thêm 2 - 4 giọt dung dịch tinh bột 1%, dung dịch có màu xanh. Chuẩn độ tiếp cho đến khi dung dịch vừa mất màu. Ghi lượng dung dịch natri thiosun-fat 0,01M dùng để chuẩn độ.
Tiến hành xác định mẫu trắng với tất cả lượng hóa chất và các bước thí nghiệm như trên, thay dịch mẫu thử bằng nước cất.
5. Tính kết quả
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3705:1990 về thủy sản - Phương pháp xác định hàm lượng nitơ tổng số và protein thô
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3706:1990 về thủy sản - Phương pháp xác định hàm lượng nitơ amoniac
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3707:1990 về thủy sản - Phương pháp xác định hàm lượng nitơ amin amoniac
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5105:1990 về thủy sản - phương pháp xác định hàm lượng tro
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3701:2009 về thủy sản và sản phẩm thủy sản - xác định hàm lượng natri clorua
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-21:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 21: Bệnh do vi khuẩn Streptococcus Agalactiae ở cá
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-7:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 7: Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3705:1990 về thủy sản - Phương pháp xác định hàm lượng nitơ tổng số và protein thô
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3706:1990 về thủy sản - Phương pháp xác định hàm lượng nitơ amoniac
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3707:1990 về thủy sản - Phương pháp xác định hàm lượng nitơ amin amoniac
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5105:1990 về thủy sản - phương pháp xác định hàm lượng tro
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5276:1990 về thủy sản - lấy mẫu và chuẩn bị mẫu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3701:2009 về thủy sản và sản phẩm thủy sản - xác định hàm lượng natri clorua
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-21:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 21: Bệnh do vi khuẩn Streptococcus Agalactiae ở cá
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-7:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 7: Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3708:1990 về thủy sản - phương pháp xác định hàm lượng nitơ axit amin
- Số hiệu: TCVN3708:1990
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1990
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra