TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 366 : 1970
GỖ - PHUƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÔNG RIÊNG KHI UỐN VA ĐẬP
Timber - Method for determination of specific work for flexural impact
I. Thiết bị và dụng cụ thử
1. Để xác định công riêng khi uốn va đập, dùng các dụng cụ sau đây:
Máy quả lắc thử va đập có độ chính xác đo trị số công là 1J. Độ dự trữ năng lượng của quả lắc trong khi thử các loại gỗ khác nhau phải như nhau và bằng 100J. Cũng có thể tiến hành thử với độ dự trữ năng lượng của quả lắc là 5- 100J, nhưng phải ghi rõ độ dự trữ năng lượng của quả lắc vào "Biểu”. Gối đỡ của máy và đầu búa của quả lắc phải lượn tròn với bán kính là 15mm, khoảng cách giữa các tâm gối đỡ là 24cm;
- Thước cặp (hay dụng cụ thay thước cặp) chính xác đến 0,1mm;
- Dụng cụ để xác định độ ẩm gỗ như đã quy định trong điều l của TCVN 358 1970.
II. Chuẩn bị thử
2. Chuẩn bị mẫu. Mấu phải có dạng hình hộp mặt cắt vuông, kích thướclà 20 x 20 x 300mm, trong đó 300 là kích thước theo chiều dọc thớ. Các yêu cầu khác về hình dạng và độ chính xác của mẫu phải theo đúng các điều 14, 15 trong TCVN 356 : 1970, riêng sai lệch về chiều dài không được lớn quá r 1mm.
III. Tiến hành thử
3. Đo mẫu. ở mỗi mẫu, đo chính xác đến 0, 1mm mặt cắt ngang của phần làm việc chiều rộng b của mẫu theo phương xuyên tâm và chiều cao, h theo phương tiếp tuyến.
4. Thử mẫu. Mẫu đặt trên hai gối tựa sao cho sự va đập hướng thẳng góc với thớ gỗ theo phương tiếp tuyến với vòng năm (uốn tiếp tuyến). Ghi dạng phá hoại mẫu vào mục "ghi chú” của "Biểu” (xem phụ lục).
Trên bảng đo lực của máy thú, đọc lấy công Q làm mẫu bị gãy với độ chính xác đến 50J.
5. Xác định độ ẩm. Sau khi thử, xác định ngay độ ẩm của mỗi mẫu theo TCVN 358 : l970, lấy ở chỗ gẫy của mẫu thử, cắt thành hai hình hộp kích thước20 x 20 x 20mm ở hai phía bị gãy.
IV. Tính toán kết quả thử
6. Tính công riêng. Công riêng Aw khi uốn va đập ở độ ẩm lúc thử w, tính bằng J/m3 chính xác đến 0,1MJ/m3, theo công thức
Trong đó:
Q- Công dùng làm gãy mẫu, tính bằng J.
a- Chiều rộng mẫu, tính bằng m;
h- Chiều cao mẫu, tính bằng m
Ghi các kết quả thử vào trong “Biểu ” (xem phụ lục)
Phụ lục
Biểu thử uốn va đập
t = ….0C; j = ….%; Loài cây …….
Độ dự trữ năng lượng của quả lắc ………J
Số hiệu mẫu | Kích thước mặt cắt ngang mm | Trị số bh2 | Công làm gẫy mẫu Q. J | Độ ẩmW % | Côn |
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 359:1970 về gỗ – phương pháp xác định độ hút ẩm
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 364:1970 về gỗ - phương pháp xác định giới hạn bền khi kéo
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 365:1970 về gỗ - phương pháp xác định giới hạn bền khi uốn tĩnh
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 369:1970 về gỗ – phương pháp xác định độ cứng
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 370:1970 về gỗ – phương pháp xác định các chỉ tiêu biến dạng đàn hồi
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 356:1970 về gỗ - phương pháp lấy mẫu và yêu cầu chung khi thử cơ lý
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 358:1970 về gỗ – phương pháp xác định độ ẩm khi thử cơ lý
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 359:1970 về gỗ – phương pháp xác định độ hút ẩm
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 364:1970 về gỗ - phương pháp xác định giới hạn bền khi kéo
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 365:1970 về gỗ - phương pháp xác định giới hạn bền khi uốn tĩnh
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 369:1970 về gỗ – phương pháp xác định độ cứng
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 370:1970 về gỗ – phương pháp xác định các chỉ tiêu biến dạng đàn hồi
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8048-10:2009 (ISO 3348:1975) về Gỗ - Phương pháp thử cơ lý - Phần 10: Xác định độ bền uốn va đập
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 366:1970 về gỗ – phương pháp xác định công riêng khi uốn va đập
- Số hiệu: TCVN366:1970
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1970
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực