Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 355:1970

GỖ

PHƯƠNG PHÁP CHỌN RỪNG, CHỌN CÂY VÀ CƯA KHÚC ĐỂ NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT CƠ LÝ

Tiêu chuẩn này dùng chung cho các loại gỗ.

Tiêu chuẩn này quy định cách chọn khu rừng lấy gỗ, chọn cây và cưa khúc để nghiên cứu tính chất cơ lý của gỗ.

I. CHỌN RỪNG

1. Khi lấy gỗ trong rừng phải chọn loại rừng kinh tế, có điều kiện sinh trưởng và phát triển bình thường, không được chọn loại rừng đầu nguồn, loại rừng phong cảnh, loại rừng quốc gia, loại rừng khoanh để nuôi dưỡng v.v… trừ trường hợp có những yêu cầu đặc biệt.

2. Đối với rừng tự nhiên hỗn giao, trên diện tích 10 000 m2 phải có ít nhất 20 – 25 cây trưởng thành mới tiến hành lấy gỗ để nghiên cứu.

Đối với rừng thuần loại hoặc rừng hỗn giao 2 – 3 loại (tự nhiên hoặc nhân tạo), trên diện tích 10000m2 phải có ít nhất 45 – 50 cây trưởng thành mới tiến hành lấy gỗ để nghiên cứu.

3. Phải lập phiếu mô tả rừng ở khu vực lấy gỗ và thống kê loại cây nghiên cứu theo phụ lục 1.

II. CHỌN CÂY

4. Ở mỗi vùng, số lượng (của mỗi loài) cần chọn để nghiên cứu phải lấy ít nhất là 3 cây, có thể chọn 3 cây đó ở các địa điểm khác nhau trong mỗi vùng nghiên cứu (việc phân vùng để nghiên cứu, tạm thời theo quy định của Tổng cục Lâm nghiệp).

5. Dựa vào phiếu mô tả rừng quy định ở phụ lục 1, chọn cây để nghiên cứu có điều kiện sinh trưởng và phát dục trung bình. Không được chọn: cây ở bìa rừng, cây cụt ngọn, cây có sâu bệnh, cây có nhiều u bướu, cây có thân cong và cây có những khuyết tật lớn khác.

6. Phải chọn cây đạt tuổi thành thục công nghệ, không quá tuổi thành thục tự nhiên, có đủ điều kiện làm tiêu chuẩn bản thực vật và có chiều cao dưới cành đủ bảo đảm tối thiểu hai khúc gỗ để làm mẫu thử.

7. Phải thu thập tiêu bản thực vật để xác định tên khoa học và điều tra xác định tên phổ thông cho loại cây sẽ nghiên cứu.

8. Sau khi chặt hạ cây xong, phải đánh số đăng ký và tiến hành mô tả cây theo phụ lục 2.

III. CƯA KHÚC

9. Trên mỗi cây lấy từ 2 đến 3 khúc để nghiên cứu, mỗi khúc dài 2,8m không kể hai đầu bịn.

Khúc thứ nhất lấy cách gốc 1,3m hoặc cao hơn tùy theo tình hình bành đế của cây, khúc thứ hai lấy cách tán cây khoảng 0,50m. Nếu phần còn lại ở giữa dài gấp hai lần khúc gỗ để nghiên cứu thì lấy thêm một khúc thứ ba ở giữa thân.

10. Nếu giảm số lượng các chỉ tiêu cần thử thì có thể giảm chiều dài khúc gỗ để nghiên cứu cho thích hợp, phần giảm đi là phần ngọn của khúc gốc và phần gốc của khúc ngọn (lúc đó phần còn lại ở giữa thân tính theo chiều dài khúc gỗ đã giảm).

11. Các khúc gỗ phải đạt cấp chất lượng hạng A theo quy định của Nhà nước.

Đối với loại gỗ mềm thì chậm nhất là 2 tháng sau khi chặt hạ phải pha các khúc gỗ thành thanh, còn các loại gỗ khác thì có thể chậm hơn.

12. Nếu là gỗ dễ nứt thì có thể lấy phần gỗ bịn dài hơn (sau này bỏ đi) hoặc quét các chất chống nứt (bitum, parafin).

13. Đối với từng khúc gỗ phải ghi số hiệu rõ ràng ở một hoặc hai vị trí dễ nhìn thấy. Số hiệu này ghi bằng chữ số thường, số đầu chỉ số thứ tự của cây gỗ để nghiên cứu, số sau chỉ số thứ tự của các khúc gỗ (1 – khúc gốc, 2 – khúc ngọn, 3 – khúc giữa); những số này phải cách nhau bằng một gạch ngang.

Ví dụ: khúc ngọn của cây thứ ba thì ghi là: 3 – 2.

14. Phương pháp làm mẫu thử lấy từ gỗ khúc để xác định tính chất cơ lý tiến hành theo TCVN 356-70.

 

PHỤ LỤC I

PHIẾU MÔ TẢ RỪNG VÀ THỐNG KÊ LOÀI CÂY ĐỂ NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA GỖ

I. MÔ TẢ RỪNG CÂY LẤY GỖ ĐỂ NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA GỖ:

1. Tên khu rừng (nếu không có thì ghi tên bản, xã, lâm trường gần nhất):

2. Tên địa phương (xã, huyện, tỉnh):

3. Tọa độ địa lý (kinh, vĩ độ) của khu rừng (nếu khó xác định thì có thể ghi tên thị trấn, phố, chợ, di tích lịch sử, cột số trên đường cái gần nhất)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 355:1970 về gỗ - phương pháp chọn rừng, chọn cây và cưa khúc để nghiên cứu tính chất cơ lý

  • Số hiệu: TCVN355:1970
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1970
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản