Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3229:2000

GIẤY - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN XÉ – PHƯƠNG PHÁP ELMENDORF
Paper – Determination of tearing resistance – Elmendorf method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền xé của giấy theo Elmendorf. Phương pháp này có thể được áp dụng cho các loại cáctông mỏng, nếu độ bền xé nằm trong khoảng đo của máy.

Phương pháp này không áp dụng cho các loại cáctông sóng, nhưng có thể áp dụng cho các thành phần của nó. Phương pháp này không thích hợp để xác định độ bền xé ngang của các loại giấy (hoặc các tông) có độ định hướng xơ sợi cao.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 3649:2000 Giấy và cáctông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình;

TCVN 6725:2000 Giấy, các tông và bột giấy (Môi trường chuẩn để điều hòa và thử nghiệm).

TCVN 1270:2000 Giấy và cáctông (Xác định định lượng).

3. Định nghĩa

3.1 Độ bền xé

Là lực cần thuết để tiếp tục xé mẫu thử đã được cắt mồi ở từng tờ mẫu. Nếu vết cắt mồi theo chiều dọc, thì kết quả sẽ là độ bền xé theo chiều dọc. Nếu vết cắt mồi theo chiều ngang, thì kết quả sẽ là độ bền xé theo chiều ngang. Đơn vị đo độ bền xé là miliniutơn (mN).

3.2 Chỉ số độ bền xé

Là độ bền xé của giấy (hoặc các tông) chia cho định lượng của nó. Kết quả tính bằng miliniutơn mét vuông trên gam ( mNm2/g).

4. Nguyên tắc

Các tờ mẫu xếp chồng lên nhau (thường là 4 tờ) theo cùng chiểu, dùng dao cắt mồi một đầu mẫu thử trước khi tác dụng lực xé. Cho con lắc chuyển động vuông góc với mặt phẳng ban đầu của mẫu thử. Công thực hiện để xé mẫu thử được đo bằng thế năng bị mất củia con lắc.

Lực xé trung bình (công thực hiện để xé mẫu chia cho tổng chiều dài xé) được chỉ ra trên thang đo nằm trên con lắc hoặc màn hình của máy đo sử dụng.

Độ bền xé của mẫu thử được xác định bằng giá trị trung bình của lực xé và số lượng tờ mẫu trong một lần thử.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1. Máy đo độ bền xé Elmendorf

Khả năng đo của máy được trình bày trong phụ lục A.

Chú thích :

1) Một số máy đo có kèm theo máy tính để tính độ bền xé của mẫu thử. Với loại máy đó, hệ thống kim ma sát thường được thay thế bằng bộ phận cảm biến có khả năng nhận biết góc chuyển động của con lắc. Đầu ra của bộ phận cảm biến là máy in kết quả trung bình của độ bền xé.

2) Trong điều kiện của phép thử này, tổng công thực hiện của con lắc gồm : công để xé, công để nâng và uốn, công để vượt qua ma sát giữa các cạnh xé của mẫu thử. Một số máy đo công thực hiện gồm cả lực để thắng lực ma sát do mẫu thử cọ xát với con lắc trong thời gian thử. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới sai số của kết quả đo, bởi vậy các máy đó không phù hợp để thử theo phương pháp này. Các máy đo được cải tiến để loại bỏ vấn đề này có thể sử dụng được.

5.2. Các vật có khối lượng chuẩn và các con lắc thay thế

Các vật có khối lượng chuẩn sử dụng để hiệu chuẩn máy đo. Các con lắc thay thế sử dụng cho các khoảng đo khác nhau của máy.

5.3 Dụng cụ chuẩn bị mẫu

Dụng cụ chuẩn bị mẫu gồm có khuôn hoặc dao cắt mẫu.

6. Lấy mẫu

Mẫu được lấy theo TCVN 3649:2000

7. Điều hòa mẫu

Mẫu được điều hòa theo TCVN 6725:2000

8. Chuẩn bị mẫu

Mẫy được chuẩn bị trong điều kiện môi trường như môi trường điều hòa mẫu. Mẫu không được có nếp gấp, nhăn hoặc bất cứ một hư hỏng nào. Mẫu được cắt cách các cạnh của tờ mẫu ít nhất là 15mm. Nếu có hình bóng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3229:2000 về giấy - xác định độ bền xé – phương pháp elmendorf

  • Số hiệu: TCVN3229:2000
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2000
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản