Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2244:1999

HỆ THỐNG ISO VỀ DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP – CƠ SỞ CỦA DUNG SAI, SAI LỆCH VÀ LẮP GHÉP
ISO system of limits and fits – Bases of tolerances, deviations and fits

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định cơ sở của Hệ thống ISO về dung sai và lắp ghép, các trị số dung sai tiêu chuẩn và sai lệch cơ bản. Các trị số này được áp dụng cho cả hệ thống

Tiêu chuẩn cũng quy định thuật ngữ, định nghĩa, cùng các ký hiệu về dung sai, sai lệch và lắp ghép.

2. Lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các chi tiết có bề mặt trơn (trụ tròn và không phải trụ tròn).

Thuật ngữ chung “lỗ” hoặc “trục” được dùng để chỉ các bề mặt bao và bị bao. Các bề mặt này có thể là bề mặt trụ tròn hoặc hai mặt phẳng song song (ví dụ như then và vành then …)

Chú thích – Hệ thống ISO về dung sai và lắp ghép không áp dụng cho các chi tiết có bề mặt hình học khác so với dạng trên

3. Tiêu chuẩn trích dẫn

- ISO 1 Hệ thống ISO về dung sai lắp ghép – Nhiệt độ tiêu chuẩn khi đo độ dài

- TCVN 2245 : 1999 (ISO 286-2:1998) Hệ thống ISO về dung sai và lắp ghép. Bảng cấp dung sai tiêu chuẩn và sai lệch giới hạn của lỗ và trục.

- ISO 8015 Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc ghi dung sai.

4. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây. Tuy nhiên một số thuật ngữ được định nghĩa theo nghĩa hẹp hơn so với nghĩa thường dùng.

4.1. Trục: Thuật ngữ theo quy ước dùng để biểu thị bề mặt ngoài (bề mặt bị bao) của chi tiết, bao gồm cả bề mặt không phải là trụ tròn.

4.1.1. Trục cơ bản: Trục được chọn làm cơ sở cho lắp ghép, trong hệ thống trục (xem 4.11.1).

Đối với Hệ thống ISO về dung sai và lắp ghép, trục cơ bản là trục có sai lệch trên bằng không.

4.2. Lỗ: Thuật ngữ theo quy ước dùng để biểu thị bề mặt trong (bề mặt bao) của chi tiết, bao gồm cả bề mặt không phải là trụ tròn

4.2.1. Lỗ cơ bản: Lỗ được chọn làm cơ sở cho lắp ghép trong hệ thống lỗ (xem 4.11.2).

Đối với Hệ thống ISO về dung sai và lắp ghép, lỗ cơ bản là lỗ có sai lệch dưới bằng không.

4.3. Kích thước: Trị số của đại lượng đo độ dài theo đơn vị được chọn

4.3.1. Kích thước danh nghĩa: kích thước cơ bản: Kích thước được dùng để xác định các kích thước giới hạn khi sử dụng sai lệch trên và sai lệch dưới.

Chú thích – Kích thước danh nghĩa có thể là một số nguyên hoặc một số thập phân, ví dụ: 32; 15; 8,75; 0,5

4.3.2. Kích thước thực: Kích thước của một yếu tố (bề mặt) được xác định bằng phép đo.

4.3.2.1. Kích thước thực cục bộ: Khoảng cách tại một mặt cắt ngang bất kỳ của một yếu tố, nghĩa là kích thước đo được giữa hai 2 điểm đối diện bất kỳ.

4.3.3. Kích thước giới hạn: Hai kích thước cực hạn cho phép của một yếu tố, giữa chúng chứa kích thước thực, kể cả kích thước giới hạn.

4.3.3.1. Kích thước giới hạn lớn nhất: Kích thước cho phép lớn nhất của một yếu tố (bề mặt) (xem hình 1).

4.3.3.2. Kích thước giới hạn nhỏ nhất: Kích thước cho phép nhỏ nhất của một yếu tố (bề mặt) (xem hình 1).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2244:1999 (ISO 286-1:1988) về hệ thống ISO về dung sai và lắp ghép – cơ sở của dung sai – sai lệch và lắp ghép

  • Số hiệu: TCVN2244:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản