TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC
TCVN 2089 - 77
MỰC IN
BAO GÓI, GHI NHÃN, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN
Ink
Kackaging, labelling, trasuportation and presemation.
1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại mực in và quy định cách bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản.
2. Mực in báo (Rotaty-typo) được đóng trong thùng phi, thùng bằng tôn trắng với khối lượng 100 kg. Cũng cho phép đóng mực in báo trong thùng sắt lá mạ (sắt tráng kẽm) có khối lượng nhỏ hơn (20; 10 kg). Mực in báo đựng trong thùng có miệng hẹp, để khỏi sánh ra ngoài khi vận chuyển.
3. Mực in typo, in Opset được đóng trong hộp sắt lá mạ, khối lượng 10 hoặc 5 kg: Mực in typo, in Opset đựng trong hộp miệng rộng để dễ lấy mực khi sử dụng.
4. Sau khi cho mực in báo (Rotaly-typo) vào thùng, thùng phi, phải dùng nắp có đệm cao su đậy kín.
5. Đối với mực in typo, in Opset, sau khi cho mực vào hộp, dùng dao gạt mực cho phẳng, lấy giấy dầu (hoặc giấy xi măng có xoa dầu nhờn lên trên để tránh mực bị khô do bay hơi) có kích thước lớn hơn miệng hộp phủ lên trên, dùng tay xoa cho giấy dính vào mặt mực (tránh tạo thành khoảng không khí giữa mực và giấy đậy, làm như vậy mực sẽ không bị khô và tạo màng) và đậy nắp lại.
6. Trên mỗi đơn vị bao gói đều có nhãn ghi:
tên bộ chủ quản;
tên xí nghiệp sản xuất;
tên hàng;
khối lượng tịnh;
thời gian sản xuất;
thời hạn sử dụng;
số hiệu của tiêu chuẩn này;
trên nhãn có vệt màu của chính mực đựng trong bao bì.
Trường hợp có yêu cầu của bên mua hàng, trên nhãn có ghi cách pha chế mực in.
7. Khi vận chuyển, phải để các đơn vị bao gói theo chiều thẳng đứng để tránh mực bị chảy và phải có phương tiện che mưa nắng.
8. Phải bảo quản mực in trong kho khô ráo, thoáng mát.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2081:1977 về Mực in - Phương pháp lấy mẫu
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2082:1977 về Mực in - Phương pháp xác định độ mịn
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2083:1977 về Mực in - Phương pháp xác định độ nhớt quy ước của mực in loãng
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2084:1977 về Mực in - Phương pháp xác định độ nhớt quy ước của mực in đặc
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2085:1977 về Mực in - Phương pháp tạo vệt
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2086:1977 về Mực in - Phương pháp so sánh mầu sắc
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2087:1977 về Mực in - Phương pháp xác định thời gian khô
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2088:1977 về Mực in - Phương pháp xác định độ thấm dầu
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2081:1977 về Mực in - Phương pháp lấy mẫu
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2082:1977 về Mực in - Phương pháp xác định độ mịn
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2083:1977 về Mực in - Phương pháp xác định độ nhớt quy ước của mực in loãng
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2084:1977 về Mực in - Phương pháp xác định độ nhớt quy ước của mực in đặc
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2085:1977 về Mực in - Phương pháp tạo vệt
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2086:1977 về Mực in - Phương pháp so sánh mầu sắc
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2087:1977 về Mực in - Phương pháp xác định thời gian khô
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2088:1977 về Mực in - Phương pháp xác định độ thấm dầu
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2089:1977 về Mực in - Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
- Số hiệu: TCVN2089:1977
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1977
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực