Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC
TCVN 2086 - 77
MỰC IN
PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH MÀU SẮC
Ink
Method of comparative of color
1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp so sánh màu sắc cho các loại mực in.
2. NGUYÊN TẮC
Phương pháp dựa vào sự so sánh bằng mắt, màu sắc của vệt mực cần thử với vệt mực chuẩn.
3. DỤNG CỤ
Theo điều 3 của TCVN 2085 - 77.
4. TIẾN HÀNH THỬ
Tạo vệt theo điều 4 của TCVN 2085 - 77.
Dùng dao đảo mực lấy khoảng 5 g mực cần thử (của mẫu trung bình) đặt lên tấm thủy tinh, trộn đều, quệt một ít mực cần thử (bằng hạt ngô) vào bên trái giọt mực chuẩn. Dùng dao gạt gạt mực từ trên xuống dưới thành một lớp mực mỏng (gạt phải đều tay, tránh bên dầy, bên mỏng, vệt mực cần thử và vệt mực chuẩn phải kề sát nhau, nhưng không chồng lên nhau). Khi vệt có độ dài 5 — 6 cm thì ngả dần dao gạt xuống (có nghĩa là góc giữa dao gạt và giấy bé đi) đồng thời ấn nhẹ tay để mực tạo thành một lớp dầy hơn lớp phía trên.
Nhìn lớp mực mỏng (màu nền) của mẫu cần thử và mẫu chuẩn trên giấy và nhìn lớp mực dầy (màu mặt) ánh và màu của vệt mực thử và vệt mực chuẩn có giống nhau không. Sau đó, đưa tờ giấy có vệt mực cần thử và vệt mực chuẩn lên ánh sáng, nhìn xem màu và ánh có giống nhau không. Đồng thời nhìn qua vệt đen của giấy để biết được độ trong suốt hoặc độ phủ của mực. Trong trường hợp có hai mẫu chuẩn thì mực cần thử phải đặt ở giữa và hai giọt mực chuẩn ở hai bên. Cũng dùng dao gạt gạt mực thành ba vệt kề sát nhau và tiến hành so sánh như trên.
5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Đặc trưng cho màu sắc của mực cần thử biểu thị bằng các từ «tương đương» ,«gần» với mẫu chuẩn hay «không tương đương» với mẫu chuẩn, trong trường hợp có hai mẫu chuẩn thì biểu thị bằng từ «ở giữa» hay «nằm ngoài mẫu chuẩn».
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2081:1977 về Mực in - Phương pháp lấy mẫu
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2082:1977 về Mực in - Phương pháp xác định độ mịn
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2083:1977 về Mực in - Phương pháp xác định độ nhớt quy ước của mực in loãng
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2084:1977 về Mực in - Phương pháp xác định độ nhớt quy ước của mực in đặc
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2087:1977 về Mực in - Phương pháp xác định thời gian khô
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2088:1977 về Mực in - Phương pháp xác định độ thấm dầu
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2089:1977 về Mực in - Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2277:1978 về Mực in typô - Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2081:1977 về Mực in - Phương pháp lấy mẫu
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2082:1977 về Mực in - Phương pháp xác định độ mịn
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2083:1977 về Mực in - Phương pháp xác định độ nhớt quy ước của mực in loãng
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2084:1977 về Mực in - Phương pháp xác định độ nhớt quy ước của mực in đặc
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2085:1977 về Mực in - Phương pháp tạo vệt
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2087:1977 về Mực in - Phương pháp xác định thời gian khô
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2088:1977 về Mực in - Phương pháp xác định độ thấm dầu
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2089:1977 về Mực in - Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2277:1978 về Mực in typô - Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2086:1977 về Mực in - Phương pháp so sánh mầu sắc
- Số hiệu: TCVN2086:1977
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1977
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra