Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1718 – 85

PHỤ TÙNG Ô TÔ - NỬA TRỤC - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Accessories of automobile - Axle shafts - Technical requirements

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1718 – 75

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại nửa trục lắp ở cầu chủ động không dẫn hướng của ô tô vận tải trọng tải trung bình trọng tải lớn và ô tô du lịch.

1. YÊU CẦU KỸ THUẬT

1.1. Nửa trục phải được chế tạo phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này và tài liệu thiết kế đã được xét duyệt theo thủ tục quy định.

1.2. Vật liệu chế tạo nửa trục là thép C40 theo TCVN 1766 – 75, thép 40CR, 40CrNi, 40CrNiMnA, 40CrMnTi, 35CrMnSi, 35CrMnSiA.

1.3. Nửa trục phải được nhiệt luyện. Sau khi tôi và ram độ cứng của thân nửa trục phải đạt 33 ÷ 39 HRC, của mặt then hoa đạt 40 ÷ 47 HRC. Đối với loại nửa trục được tôi cao tần, độ cứng mặt ngoài phải đạt 45 ÷ 55 HRC, phần trong lõi phải đạt 155 + 241 HB, độ sâu thấm tôi đạt từ 3 ÷ 6 mm. Độ cứng của mặt bích không nhỏ hơn 23 HRC.

1.4. Tổ chức tế vi của nửa trục sau khi nhiệt luyện lần cuối phải có lớp bề mặt là trustrit-xoocbit, phần trong lõi (từ tâm đến 3/4 bán kính vòng do chân then hoa tạo thành) cho phép có pherít.

1.5. Thông số nhám các bề mặt của nửa trục theo TCVN 2511 – 78 phải không được lớn hơn:

- Rz = 20 mm đối với mặt trong của mặt bích;

- Ra = 1,25 mm đối với mặt định tâm của then hoa và bề mặt các cổ trục lắp ghép với ổ trục và phớt chắn đầu;

- Rz = 20 mm đối với các bề mặt không định tâm của then hoa.

1.6. Độ đảo mặt mút của mặt trong mặt bích không được lớn hơn 0,1 mm.

1.7. Độ đảo hướng tâm của mặt định tâm của then hoa đối với đường trục không được lớn hơn 0,2 mm.

1.8. Độ đảo hướng tâm của mặt thân ở đoạn giữa trục so với trục không được lớn hơn 1,8 mm.

1.9. Sai lệch góc xác định vị trí tâm của lỗ bắt bu lông trên mặt bích không được lớn hơn 30’.

1.10. Bề mặt nửa trục sau khi gia công cơ khí không được có các khuyết tật như gấp nếp, lõm, vẩy đen, nứt, vết dập, vết xước, v.v….

1.11. Phần giữa nửa trục không gia công, cho phép có vết nứt do mài để tẩy bavia, tẩy vết nứt và xước. Chiều sâu mài không được lớn hơn 0,5 m. Trên cùng một mặt cắt ngang, không cho phép có hai vết mài. Hai mặt mài giáp nhau không được có góc nhọn.

1.12. Nửa trục phải chịu được mô men xoắn theo quy định của từng loại xe ghi trong tài liệu thiết kế.

2. QUI TẮC NGHIỆM THU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

2.1. Sản phẩm phải được kiểm tra nghiệm thu và kiểm tra định kỳ. Qui cách lô, số sản phẩm lấy ra trong lô để kiểm tra phải theo TCVN 2600 – 78, TCVN 2601 – 78 và TCVN 2602 – 78 và sự thỏa thuận của khách hàng.

2.2. Kiểm tra nghiệm thu nửa trục theo các điều 1.1, 1.5, 1.9 ÷ 1.11.

Kiểm tra định kỳ nửa trục theo các điều 1.2, 1.3, 1.4, 1.6, 1.7, 1.8 và 1.12. Chu kỳ kiểm tra và trình tự kiểm tra phải nêu rõ trong tài liệu thiết kế.

2.3. Đối với mặt bích của nửa trục có lỗ hình côn để lắp bu lông, phải dùng ca líp côn để kiểm tra. Khi kiểm tra, đầu ca líp phải trùng với mặt gia công phía ngoài của mặt bích, sai lệch cho phép không được lớn hơn ± 0,4 mm.

3. GHI NHÃN, BAO GÓI, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN

3.1. Trên mỗi nửa trục phải ghi nhãn hiệu hàng hóa của cơ sở sản xuất. Vị trí, kích thước và phương pháp ghi nhãn phải chỉ rõ trong tài liệu thiết kế và phải giữ được nhãn trong suốt thời gian làm việc của các nửa trục.

3.2. Nửa trục phải được bôi mỡ chống gỉ, gói trong giấy không thấm nước, đựng trong bao bì bằng gỗ hoặc các tông có lót giấy không thấm nước và làn chặt.

3.3. Trong mỗi bao bì chỉ được phép đựng các nửa trục cùng loại và qui cách như nhau.

3.4. Trong mỗi bao bì cần kèm theo giấy chứng nhận bao gói trong đó ghi:

a) Tên cơ sở sản xuất;

b) Tên gọi chi tiết và số hiệu của nó theo bảng kê mẫu hàng

c) Số lượng chi tiết;

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1718:1985 về Phụ tùng ô tô - Nửa trục - Yêu cầu kỹ thuật

  • Số hiệu: TCVN1718:1985
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1985
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản