Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Wood preservatives - Field test method for determining the relative protective effectiveness of a wood preservative for use under a coating and exposed out-of-ground contact: L-Joint method
Lời nói đầu
TCVN 10751:2015 được xây dựng trên cơ sở tham khảo EN 330:2014.
TCVN 10751:2015 do Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THUỐC BẢO QUẢN GỖ - PHƯƠNG PHÁP THỬ TẠI HIỆN TRƯỜNG XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC CỦA THUỐC BẢO QUẢN GỖ ĐỂ SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ LỚP PHỦ VÀ KHÔNG TIẾP ĐẤT - PHƯƠNG PHÁP GHÉP MỘNG CHỮ L
Wood preservatives - Field test method for determining the relative protective effectiveness of a wood preservative for use under a coating and exposed out - of - ground contact: L- Joint method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hiệu lực tương đối phòng chống nấm mục của một loại thuốc bảo quản dùng cho gỗ sau đó gỗ được phủ bề mặt và ở ngoài trời không tiếp xúc với đất.
Phương pháp này áp dụng để thử thuốc bảo quản được xử lý trên các loại gỗ có độ bền tự nhiên thấp bằng các phương pháp phù hợp với điều kiện thực tế, sau đó được phủ bằng một loại sơn phủ chuyên dụng. Phương pháp này có thể áp dụng cho các sản phẩm và quy trình xử lý riêng biệt hoặc kết hợp nhằm phòng chống sự phát triển của nấm mục hại gỗ.
TCVN 9760:2013 (ISO 2808:2007) Sơn và Vecni - Xác định độ dày màng.
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Mẫu đại diện (Representative sample)
Mẫu có các đặc tính vật lý hoặc hóa học tương đồng với đặc tính trung bình của tổng thể mẫu.
3.2. Đơn vị cung cấp (Supplier)
Đơn vị đặt hàng thử nghiệm.
Mẫu ghép mộng chữ L được xử lý bảo quản, lắp ráp, sơn phủ và đặt ngoài trời, không tiếp xúc với đất và chịu tác động của các nhân tố môi trường và sinh thái tương tự khi gỗ được sử dụng trong thực tế.
Các loại nấm xuất hiện theo trình tự tự nhiên trong thực tế gồm mốc, nấm biển màu, nấm mục mềm (mục ruỗng) và nấm đảm (nấm mục dạng sợi). Sự xâm nhập của nấm đảm, thể hiện có các vết mục nhìn thấy, được đánh giá ít nhất mỗi năm một lần, bằng cách tháo rời mẫu ghép mộng chữ L ra để kiểm tra. Đồng thời các cấu trúc bên trong của mẫu gỗ được đánh giá định kỳ sau khi cắt. Các dữ liệu này được so sánh với mẫu xử lý thuốc tham khảo chuẩn và mẫu gỗ không tẩm nhằm đánh giá hiệu lực tương đối của thuốc.
CHÚ THÍCH 1. Số mẫu lặp lại dùng để kiểm tra mà không phá hủy mẫu sẽ tiếp tục được phơi trong thử nghiệm trong vòng ít nhất 5 năm, tốt nhất là đến khi hỏng hoàn toàn.
CHÚ THÍCH 2. Cần thiết phải kiểm tra sau cắt bởi các quá trình nhúng hoặc xử lý chân không kép không đủ để thuốc xâm nhập hoàn toàn vào các phần ghép mộng chữ L, khi đó phần lõi chưa xử lý có thể bị mục trước khi có thể quan sát được vết mục ngoài bề mặt.
5.1. Vật liệu bịt đầu mẫu gỗ
5.1.1. Vật liệu không thấm thuốc<
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10750:2015 về Thuốc bảo quản gỗ - Quy trình thuần thục nhanh gỗ đã xử lý thuốc bảo quản trước khi thử nghiệm sinh học - Phương pháp bay hơi
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10752:2015 về Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ - Ván gỗ nhân tạo - Phương pháp xác định khả năng chống chịu nấm hại gỗ basidiomycetes
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10753:2015 về Thuốc bảo quản gỗ - Phương pháp xác định hiệu lực với nấm hại gỗ basidiomycetes
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11355:2016 về Thuốc bảo quản gỗ - Xác định hiệu lực chống mối gỗ ẩm – Phương pháp trong phòng thí nghiệm
- 1Quyết định 3992/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9760:2013 (ISO 2808:2007) về Sơn và vecni – Xác định độ dày màng
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10750:2015 về Thuốc bảo quản gỗ - Quy trình thuần thục nhanh gỗ đã xử lý thuốc bảo quản trước khi thử nghiệm sinh học - Phương pháp bay hơi
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10752:2015 về Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ - Ván gỗ nhân tạo - Phương pháp xác định khả năng chống chịu nấm hại gỗ basidiomycetes
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10753:2015 về Thuốc bảo quản gỗ - Phương pháp xác định hiệu lực với nấm hại gỗ basidiomycetes
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11355:2016 về Thuốc bảo quản gỗ - Xác định hiệu lực chống mối gỗ ẩm – Phương pháp trong phòng thí nghiệm
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10751:2015 về Thuốc bảo quản gỗ - Phương pháp thử tại hiện trường xác định hiệu lực của thuốc bảo quản gỗ để sử dụng trong điều kiện có lớp phủ và không tiếp đất - Phương pháp ghép mộng chữ L
- Số hiệu: TCVN10751:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra