Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN ISO/IEC TS 17027:2015

ISO/IEC TS 17027:2014

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP - TỪ VỰNG VỀ NĂNG LỰC CÁ NHÂN SỬ DỤNG TRONG CHỨNG NHẬN NĂNG LỰC CÁ NHÂN

Conformity assessment - Vocabulary related to competence of persons used for certification of persons

Lời nói đầu

TCVN ISO/IEC TS 17027:2015 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC TS 17027:2014.

TCVN ISO/IEC TS 17027:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/CASCO Đánh giá sự phù hợp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến năng lực và chứng nhận năng lực cá nhân, bao gồm cả thuật ngữ liên quan đến đào tạo. Hiện đã công bố các tiêu chuẩn đề cập tới năng lực cá nhân (ví dụ TCVN ISO 9001, TCVN ISO/IEC 17021-1, TCVN ISO/IEC 17024) và điều này nhấn mạnh nhu cầu xây dựng hệ thống thuật ngữ thống nhất.

Mục đích của tiêu chuẩn này là tạo thuận lợi cho cách hiểu chung giữa các bên quan tâm về từ vựng liên quan đến chứng nhận và năng lực cá nhân. Tiêu chuẩn này cũng nhằm mang lại lợi ích trong việc tăng cường sự thống nhất giữa các tiêu chuẩn liên quan đến văn bằng.

Trong tiêu chuẩn này từ “có thể” chỉ một khả năng hay năng lực.

 

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP - TỪ VỰNG VỀ NĂNG LỰC CÁ NHÂN SỬ DỤNG TRONG CHỨNG NHẬN NĂNG LỰC CÁ NHÂN

Conformity assessment - Vocabulary related to competence of persons used for certification of persons

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến năng lực cá nhân sử dụng trong lĩnh vực chứng nhận năng lực cá nhân, nhằm thiết lập hệ thống từ vựng chung. Khi thích hợp, những thuật ngữ và định nghĩa này cũng có thể được sử dụng trong các tài liệu khác quy định về năng lực cá nhân như quy định, tiêu chuẩn, chương trình chứng nhận, tài liệu nghiên cứu, đào tạo, cấp phép và đăng ký.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

2.1. Khả năng

Năng lực thực hiện một hành động.

2.2. Hỗ trợ nhu cầu đặc biệt

Thực hiện điều chỉnh phương pháp đánh giá (2.8) hoặc điều hành đánh giá để tính đến những ảnh hưởng của một khiếm khuyết mà không làm thay đổi giá tr sử dụng (2.79) của đánh giá.

2.3. Công nhận

Xác nhận sự phù hợp (2.9) của bên thứ ba đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp, thể hiện chính thức rằng tổ chức đó có đủ năng lực (2.25) để thực hiện các công việc cụ thể về đánh giá sự phù hợp.

CHÚ THÍCH: Công nhận chỉ đề cập tới tổ chức đánh giá sự phù hợp chứ không đề cập tới cá nhân.

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17000:2007, 5.6, được sửa đổi - Bổ sung chú thích]

2.4. Tác động bất lợi của kiểm tra

Kết quả kiểm tra (2.39) ngoài dự kiến đối với nhóm người cụ thể.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về nhóm người cụ thể bao gồm các nhóm trên cơ sở chủng tộc, giới tính, độ tuổi, nguồn gốc dân tộc, ngôn ngữ hay tôn giáo.

2.5. Yêu cu xem xét lại

Yêu cầu của người đăng ký (2.6), ứng viên (2.12) hoặc người được chứng nhận (2.22) về việc xem xét lại bất kỳ quyết định nào của tổ chức chứng nhận (2.17) liên quan đến tình trạng chng nhận (2.16) mong muốn của họ.

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.19]

2.6. Người đăng ký

Người nộp bản đăng ký để được tham gia vào quá trình chứng nhận (2.19).

[Nguồn: TCVN ISO/IEC 17024:2012, 3.13]

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN IS0/IEC TS 17027:2015 (IS0/IEC TS 17027:2014) về Đánh giá sự phù hợp - Từ vựng về năng lực cá nhân sử dụng trong chứng nhận năng lực cá nhân

  • Số hiệu: TCVNIS0/IECTS17027:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản