Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9692:2013

ISO 6665:1983

DÂU TÂY - HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN LẠNH

Strawberries - Guide to cold storage

Lời nói đầu

TCVN 9692:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 6665:1983; TCVN 9692:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia

TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

DÂU TÂY - HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN LẠNH

Strawberries - Guide to cold storage

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các điều kiện tối ưu để bảo quản lạnh các giống dâu tây tươi (chi Fragaria) để tiêu thụ ở dạng tươi hoặc để chế biến.

Giới hạn áp dụng của tiêu chuẩn này được nêu trong Phụ lục A.

2. Điều kiện thu hoạch và đưa vào bảo quản

2.1. Thu hoạch

Dâu tây phải được thu hoạch vào thời điểm mát nhất trong ngày, tốt nhất nên thu hái vào sáng sớm trong thời tiết khô. Giai đoạn chín thích hợp để thu hái được xác định bằng diện tích và cường độ của màu đỏ. Hầu hết các giống được thu hoạch khi ba phần tư bề mặt có màu đặc trưng của giống. Quả được hái bằng cách ngắt cuống từng quả bằng ngón tay cái và ngón trỏ. Phần cuống được giữ lại trên quả dài khoảng 1 cm.

Dâu tây được hái để bán nên còn nguyên đài và cuống. Dâu tây dùng cho chế biến có thể không có đài hoa.

Dùng tay hái từng quả một cho vào vật chứa.

Trong quá trình thu hái, quả cần được phân loại và cho ngay vào trong vật chứa theo nhóm chất lượng. Quả dâu nên được đặt ngay trong các rổ, khay, giỏ hoặc các vật chứa khác để tránh mất thêm thao tác và nên được thu hái theo cách sao cho để tránh được hư hỏng (làm giảm chất lượng) quả trong quá trình thao tác và bảo quản.

Các bao bì đựng quả dâu tây, để tiêu thụ ở dạng tươi, phải lành lặn và không nên chất quá đầy. Bảo vệ quả khỏi bụi.

Khoảng không giữa các lớp quả trong bao bì phải ít nhất là 2 cm để cho phép lưu thông không khí.

Quả dâu tây phải được xử lý cẩn thận trong quá trình thu hái và bảo quản để tránh hư hỏng. Nếu thu hái quả trong thời tiết lạnh và ướt thì quả dễ bị mốc xám.

2.2. Đặc tính chất lượng để bảo quản

Dâu tây để bảo quản lạnh phải nguyên vẹn, lành lặn, tươi, sạch (không rửa) và không bị thối, côn trùng tấn công, ẩm bên ngoài và mùi hoặc vị lạ.

2.3. Phương pháp xử lý

Vì quả dâu rất dễ bị hỏng, nên trước khi đưa vào bảo quản phải được làm lạnh sơ bộ vài giờ sau khi thu hái để loại bỏ nguồn nhiệt tự nhiên. Tốt nhất là làm lạnh sơ bộ bằng phun không khí lạnh.

2.4. Đưa vào bảo quản

Dâu tây cần được đưa vào bảo quản lạnh ngay sau khi thu hoạch và làm lạnh sơ bộ.

2.5. Phương pháp bảo quản

Các bao bì có chứa sản phẩm phải được vận chuyển cẩn thận. Vật chứa có thể được xếp chồng lên nhau với điều kiện đảm bảo không khí lưu thông tốt xung quanh quả và tránh để nát quả trong các vật chứa bên dưới.

Các vật chứa sản phẩm phải được đặt trên các palet hoặc trên sàn bằng gỗ.

Để đảm bảo độ bền của bao bì và mang lại hiệu quả kinh tế nhất trong việc sử dụng kho b

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9692:2013 (ISO 6665:1983) về Dâu tây - Hướng dẫn bảo quản lạnh

  • Số hiệu: TCVN9692:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản