GỖ KHÚC CÂY LÁ KIM VÀ CÂY LÁ RỘNG ĐỂ XẺ - KHUYẾT TẬT NHÌN THẤY ĐƯỢC – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Coniferous and broadleaved tree sawlogs – Visible defects – Terms and definations
Lời nói đầu
Tiêu chuẩn TCVN 8929:2013 chấp nhận hoàn toàn tiêu chuẩn ISO 4474:1989.
TCVN 8929:2013 do Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ Công nghiệp rừng biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
GỖ KHÚC CÂY LÁ KIM VÀ CÂY LÁ RỘNG ĐỂ XẺ - KHUYẾT TẬT NHÌN THẤY ĐƯỢC – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Coniferous and broadleaved tree sawlogs – Visible defects – Terms and definations
Tiêu chuẩn này áp dụng cho gỗ khúc cây lá kim và cây lá rộng để xẻ, quy định các thuật ngữ và định nghĩa đối với các khuyết tật thấy được của gỗ khúc từ các loại gỗ này như đã phân loại trong ISO 4473.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 1757-75, Khuyết tật gỗ. Phân loại. Tên gọi. Định nghĩa và phương pháp xác định
ISO 4474:1989, Coniferous and broadleaved tree sawlogs – Visible defects – Terms and definitions (Gỗ khúc cây lá kim và cây lá rộng – Kích thước – Thuật ngữ).
3.1. Mắt gỗ (Knot)
Một phần của cành tồn tại trong khúc gỗ tròn. Tùy theo mức độ bao bọc, mắt gỗ được chia ra mắt lộ và mắt ngầm.
3.1.1. Mắt lộ (Flush knot)
Mắt gỗ lộ ra trên bề mặt của gỗ tròn. Mắt lộ được phân chia ra mắt lành, mắt hỏng và mắt mục.
3.1.1.1. Mắt lành (Sound knot)
Là mắt lộ không có dấu hiệu mục.
3.1.1.2. Mắt hỏng (Unsound knot)
Là mắt lộ có diện tích bị mục không quá một phần ba diện tích mặt cắt ngang của mắt gỗ.
3.1.1.3. Mắt mục (Rotten knot)
Là mắt lộ có diện tích bị mục lớn hơn một phần ba diện tích mặt cắt ngang của mắt gỗ.
3.1.2. Mắt ngầm (Overgrown protruding knot)
Là mắt gỗ không lộ ra trên bề mặt của gỗ tròn, có thể nhận biết thông qua vết gỗ tăng trưởng phủ lên phần mắt này (như phần gỗ lồi lên hoặc vết biến màu do gỗ bị tổn thương). (Xem hình 1).
3.2. Nứt (Shake)
Hiện tượng các sợi gỗ bị tách dọc theo chiều thớ gỗ. Tùy theo vị trí nứt trong khúc gỗ mà chia thành nứt đầu gỗ và nứt mặt thân gỗ.
3.2.1. Nứt đầu gỗ (End shake)
Vết nứt xuất hiện trên một hoặc hai mặt đầu (mặt cắt ngang) của khúc gỗ tròn nhưng không thấy ở phần mặt bên khúc gỗ. Nứt đầu gỗ được phân chia ra nứt tâm (nứt theo tia gỗ) và nứt vành khăn (nứt theo vòng năm).
3.2.1.1. Nứt tâm (Heart shake)
Là vết nứt đầu gỗ xuất phát từ tâm gỗ và kéo dài theo chiều xuyên tâm. Nứt tâm có đặc điểm là có chiều sâu vết nứt dọc theo theo khúc gỗ khá lớn. Tùy theo từng trường hợp, nứt tâm được chia nhỏ thành nứt đơn và nứt hình sao.
3.2.1.1.1. Nứt đơn (Simple heart shake)
Nứt tâm xuất hiện trên mặt đầu của gỗ trong một mặt phẳng (dọc theo bán kính hay đường kính). (Xem hình 2a).
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1761:1975 về Gỗ tròn làm gỗ dán lạng, ván ép thoi dệt tay đập - Loại gỗ và kích thước cơ bản do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 357:1970 về Gỗ - Phương pháp xác định số vòng năm
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8930:2013 (ISO 4473 : 1988) về Gỗ khúc cây lá kim và cây lá rộng để xẻ - Khuyết tật nhìn thấy được - Phân loại
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1757:1975 về khuyết tật gỗ - phân loại - tên gọi - định nghĩa và phương pháp xác định
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1761:1975 về Gỗ tròn làm gỗ dán lạng, ván ép thoi dệt tay đập - Loại gỗ và kích thước cơ bản do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 357:1970 về Gỗ - Phương pháp xác định số vòng năm
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8930:2013 (ISO 4473 : 1988) về Gỗ khúc cây lá kim và cây lá rộng để xẻ - Khuyết tật nhìn thấy được - Phân loại
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8929:2013 (ISO 4474:1989) về Gỗ khúc cây lá kim và cây lá rộng để xẻ - Khuyết tật nhìn thấy được - Thuật ngữ và định nghĩa
- Số hiệu: TCVN8929:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết