SƠN TÍN HIỆU GIAO THÔNG – SƠN VẠCH ĐƯỜNG HỆ DUNG MÔI VÀ HỆ NƯỚC - QUY TRÌNH THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Traffic Paint – Road Marking Materials: Solvent-borne and Water-borne Paint -Procedures construction and acceptance
Lời nói đầu
TCVN 8788:2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
SƠN TÍN HIỆU GIAO THÔNG – SƠN VẠCH ĐƯỜNG HỆ DUNG MÔI VÀ HỆ NƯỚC - QUY TRÌNH THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Traffic Paint – Road Marking Materials: Solvent-borne and Water-borne Paint -Procedures construction and acceptance
Tiêu chuẩn này áp dụng trong việc thi công (bằng phương pháp phun, lăn, quét), kiểm tra, giám sát và nghiệm thu vạch tín hiệu giao thông bằng các loại sơn tín hiệu phản quang hệ dung môi hoặc hệ nước.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8786:2011, Sơn tín hiệu giao thông – Sơn vạch đường hệ nước – Yêu cầu kỹ thuật và Phương pháp thử.
TCVN 8787:2011, Sơn tín hiệu giao thông – Sơn vạch đường hệ dung môi – Yêu cầu kỹ thuật và Phương pháp thử.
AASHTO M247-05, Glass beads used in traffic paints (Bi thủy tinh sử dụng cho sơn tín hiệu giao thông).
ASTM D 4541-2009, Standard test method for pull-off strength of coatings using portable adhesion testers (Phương pháp xác định độ bám dính của lớp phủ bằng thiết bị pull-off).
ASTM D 1394-76, Standard test methods for chemical analysis of white titanium pigments (Phương pháp phân tích hóa học của bột màu oxit titan).
ASTM D 6628-03, Standard specification for color of pavement marking meterials (Tiêu chuẩn quy định màu sắc của sơn vạch đường).
ISO 2808, Paint and varnish – Determination of wet film thickness (Sơn và vecni – Xác định độ dày màng).
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Sơn vạch đường hệ dung môi hoặc hệ nước (Solveborne marking paint or water-borne marking paint)
Hệ vật liệu được sử dụng làm vạch tín hiệu giao thông bao gồm chất tạo màng, bột màu, chất độn và dung môi (hoặc nước).
4. Yêu cầu và các phương pháp làm sạch bề mặt mặt đường trước khi thi công sơn
4.1. Bề mặt trước khi thi công phải được làm sạch khỏi tất cả các chất lạ. Những vạch đường cũ cần phải được cạo bỏ trước. Bề mặt đường phải khô và không còn dầu mỡ.
4.2. Tùy thuộc vào tình trạng mặt đường, sử dụng một hoặc kết hợp hai hoặc ba phương pháp dưới đây để làm sạch mặt đường trước khi sơn. Việc làm sạch được tiến hành tại dải mặt đường cần sơn, với chiều rộng tối thiểu lớn hơn chiều rộng vạch sơn trong thiết kế là 10 cm về hai phía. Cần tránh làm hư hỏng bề mặt đường.
4.2.1. Làm sạch bằng phương pháp cơ học
Áp dụng khi có các lớp phủ bẩn dày, các mảng bám xi măng … bám trên bề mặt đường.
Sử dụng các loại dụng cụ cầm tay hoặc dụng cụ cơ khí như: đục, máy mài, máy quét … để làm sạch.
4.2.2. Làm sạch bằng phương pháp thổi khí
Áp dụng khi có các mảnh vỡ, bụi, bẩn, hồ xi măng.v.v. bám lỏng lẻo trên bề mặt.
Để làm sạch mặt đường cần sử dụng máy phun khí có áp suất phun từ 506,63 kPa đến 810,60 kPa, đầu vòi phun cách bề mặt mặt đường từ 30 cm đến 50 cm. Dòng
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8788:2011 về Sơn tín hiệu giao thông - Sơn vạch đường hệ dung môi và hệ nước - Quy trình thi công và nghiệm thu
- Số hiệu: TCVN8788:2011
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2011
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực