Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ISO/ASTM 51631:2013
THỰC HÀNH SỬ DỤNG HỆ ĐO LIỀU NHIỆT LƯỢNG ĐỂ ĐO CHÙM TIA ĐIỆN TỬ VÀ HIỆU CHUẨN LIỀU KẾ THƯỜNG XUYÊN
Standard practice for use of calorimetric dosimetry systems for electron beam dose measurements and routine dosimeter calibrations
Lời nói đầu
TCVN 8770:2017 thay thế TCVN 8770:2011;
TCVN 8770:2017 hoàn toàn tương đương với ISO/ASTM 51631:2013;
TCVN 8770:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F5 Vệ sinh thực phẩm và chiếu xạ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THỰC HÀNH SỬ DỤNG HỆ ĐO LIỀU NHIỆT LƯỢNG ĐỂ ĐO CHÙM TIA ĐIỆN TỬ VÀ HIỆU CHUẨN LIỀU KẾ THƯỜNG XUYÊN
Standard practice for use of calorimetric dosimetry systems for electron beam dose measurements and routine dosimeter calibrations
1.1 Tiêu chuẩn này đưa ra việc chuẩn bị và sử dụng các hệ đo liều nhiệt lượng bán đoạn nhiệt để đo liều hấp thụ và hiệu chuẩn hệ đo liều thường xuyên khi được chiếu xạ bằng điện tử trong xử lý bằng bức xạ. Dụng cụ đo nhiệt lượng được vận chuyển bằng băng chuyền qua chùm tia điện tử được quét hoặc được để yên trong chùm tia mở rộng.
1.2 Tiêu chuẩn này nằm trong một bộ các tiêu chuẩn đưa ra các khuyến cáo về việc thực hiện phép đo liều trong xử lý bằng bức xạ và mô tả các phương thức đạt được theo các yêu cầu của ISO/ASTM 52628 đối với hệ đo liều nhiệt lượng. Tiêu chuẩn này được sử dụng kết hợp với ISO/ASTM 52628.
1.3 Các dụng cụ đo nhiệt lượng được mô tả trong tiêu chuẩn này được phân loại là liều kế loại II dựa vào các hiệu ứng phức hợp của các đại lượng ảnh hưởng. Xem ISO/ASTM 52628.
1.4 Tiêu chuẩn này áp dụng cho các chùm tia điện tử trong dải năng lượng từ 1,5 MeV đến 12 MeV.
1.5 Dải liều hấp thụ phụ thuộc vào vật liệu hấp thụ, các điều kiện chiếu xạ và các điều kiện đo. Liều cực tiểu khoảng 100 Gy và liều cực đại khoảng 50 kGy.
1.6 Dải suất liều hấp thụ trung bình thông thường phải lớn hơn 10 Gy.s-1.
1.7 Dải nhiệt độ sử dụng của các hệ đo liều nhiệt lượng này phụ thuộc vào độ bền nhiệt của vật liệu, dải hiệu chuẩn của bộ cảm biến nhiệt và độ nhạy của dụng cụ đo.
1.8 Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn. Trách nhiệm của người sử dụng tiêu chuẩn này là phải tự xác lập các tiêu chuẩn thích hợp về thực hành an toàn và sức khoẻ và xác định khả năng áp dụng các giới hạn luật định trước khi sử dụng.
2.1 Tiêu chuẩn ASTM
ASTM E170, Terminology relating to radiation measurements and dosimetry (Thuật ngữ liên quan đến các phép đo bức xạ và đo liều).
ASTM E666, Practice for calculating absorbed dose from gamma or X radiation (Thực hành về tính toán liều hấp thụ của bức xạ gamma và tia X).
ASTM E668, Practice for application of thermoluminescence-dosimetry (TLD) systems for determining absorbed dose in radiation-hardness testing of electronic devices (Thực hành đối với việc ứng dụng các hệ đo liều nhiệt huỳnh quang (TLD) để xác định liều hấp thụ trong việc thử nghiệm khả năng chịu bức xạ của các thiết bị điện tử).
2.2 Tiêu chuẩn ISO/ASTM
TCVN 7249 (ISO/ASTM 51431), Tiêu chuẩn thực hành đo liều áp dụng cho thiết bị chiếu xạ chùm tia điện tử và tia X (bức xạ hãm) dùng để xử lý thực phẩm.
ISO/ASTM 51261, Guide for selection and calibration of dosimetry systems for radiation processing (Hướng dẫn lựa chọn và hiệu chuẩn các hệ đo liều trong
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8920-4:2012 (ISO 14744-4 : 2000) về Hàn - Kiểm tra nghiệm thu các máy hàn chùm tia điện tử - Phần 4: Đo tốc độ hàn
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8920-5:2012 (ISO 14744-5 : 2000) về Hàn - Kiểm tra nghiệm thu các máy hàn chùm tia điện tử - Phần 5: Đo độ chính xác chuyển động
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11244-11:2015 (ISO 15614-11:2012) về Đặc tính kỹ thuật và chấp nhận các quy trình hàn vật liệu kim loại - Thử quy trình hàn - Phần 11: Hàn chùm tia điện tử và hàn chùm tia laze
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8232:2018 (ISO/ASTM 51607:2013) về Thực hành sử dụng hệ đo liều cộng hưởng thuận từ điện tử - Alanin
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8233:2018 (ISO/ASTM 51650:2013) về Thực hành sử dụng hệ đo liều xenlulose triaxetat
- 1Quyết định 3972/QĐ-BKHCN năm 2017 công bố tiêu chuẩn quốc gia về Thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7249:2008 (ISO/ASTM 51431:2005) về Tiêu chuẩn thực hành đo liều áp dụng cho thiết bị chiếu xạ chùm tia điện tử và tia X (bức xạ hãm) dùng để xử lý thực phẩm
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8920-4:2012 (ISO 14744-4 : 2000) về Hàn - Kiểm tra nghiệm thu các máy hàn chùm tia điện tử - Phần 4: Đo tốc độ hàn
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8920-5:2012 (ISO 14744-5 : 2000) về Hàn - Kiểm tra nghiệm thu các máy hàn chùm tia điện tử - Phần 5: Đo độ chính xác chuyển động
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC GUIDE 98-3:2008) về độ không đảm bảo đo – Phần 3: Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo (GUM:1995)
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8770:2011 (ISO/ASTM 51631:2003) về Tiêu chuẩn thực hành sử dụng hệ đo liều nhiệt lượng để đo liều chùm tia điện tử và hiệu chuẩn liều kế đo thường xuyên
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11244-11:2015 (ISO 15614-11:2012) về Đặc tính kỹ thuật và chấp nhận các quy trình hàn vật liệu kim loại - Thử quy trình hàn - Phần 11: Hàn chùm tia điện tử và hàn chùm tia laze
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8232:2018 (ISO/ASTM 51607:2013) về Thực hành sử dụng hệ đo liều cộng hưởng thuận từ điện tử - Alanin
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8233:2018 (ISO/ASTM 51650:2013) về Thực hành sử dụng hệ đo liều xenlulose triaxetat
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8770:2017 (ISO/ASTM 51631:2013) về Thực hành sử dụng hệ đo liều nhiệt lượng để đo chùm tia điện tử và hiệu chuẩn liều kế thường xuyên
- Số hiệu: TCVN8770:2017
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2017
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra