Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8768:2011

ISO/ASTM 51205:2009

TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH SỬ DỤNG HỆ ĐO LIỀU CERIC-CEROUS SULFAT

Standard practice for use of a ceric-cerous sulfate dosimetry system

Lời nói đầu

TCVN 8768:2011 hoàn toàn tương đương với ISO/ASTM 51205:2009;

TCVN 8768:2011 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F5 Vệ sinh thực phẩm và chiếu xạ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

TIÊU CHUN THỰC HÀNH SỬ DỤNG HỆ ĐO LIỀU CERIC-CEROUS SULFAT[1])

Standard practice for use of a ceric-cerous sulfate dosimetry system

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này đưa ra các quy trình chuẩn bị, thử nghiệm và sử dụng hệ đo liều ceric-cerous sulfat để xác định liều hấp thụ (tính theo liều hấp thụ trong nước) trong các vật liệu được chiếu xạ bằng photon (bức xạ gamma hoặc bức xạ tia X/bức xạ hãm) hoặc electron mức năng lượng cao. Hệ này bao gồm liều kế và các thiết bị phân tích thích hợp. Cách gọi ngắn gọn là hệ sulfat ceric-cerous. Hệ này được phân loại là hệ đo liều chuẩn chính (xem ISO/ASTM Guide 51261). Các liều kế ceric-cerous cũng được sử dụng như liều kế truyền chuẩn hoặc liều kế đo thường xuyên.

1.2. Tiêu chuẩn này mô tả cả quy trình đo quang phổ và quy trình đọc điện thế cho hệ đo liều ceric-cerous.

1.3. Tiêu chuẩn này được áp dụng khi đáp ứng các điều kiện sau:

1.3.1. Dải liều hấp thụ trong dải từ 0,5 kGy đến 50 kGy (1)[2]).

1.3.2. Suất liều hấp thụ nhỏ hơn 106 Gy s-1 (1).

1.3.3. Đối với các nguồn phóng xạ tia gamma, năng lượng photon ban đầu phải lớn hơn 0,6 MeV. Đối với các photon bức xạ hãm thì năng lượng của các điện tử được sử dụng để tạo các photon hãm phải lớn hơn hoặc bằng 2 MeV. Đối với các chùm điện tử, năng lượng điện tử ban đầu phải lớn hơn 8 MeV.

CHÚ THÍCH 1: Các giới hạn năng lượng thấp hơn thì thích hợp cho các liều kế hình trụ có đường kính 12 mm. Cần hiệu chỉnh các gradient liều dọc theo ống liều kế có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 12 mm là không cần thiết đối với bức xạ photon, nhưng có thể cần cho bức xạ chùm điện tử (2). Hệ ceric-cerous có thể được sử dụng ở mức năng lượng thấp hơn bằng cách sử dụng các ống liều kế mỏng hơn (theo hướng của chùm tia).

1.3.4. Nhiệt độ chiếu xạ của liều kế phải lớn hơn 0 °C và nhỏ hơn 62 °C (3).

CHÚ THÍCH 2: Sự phụ thuộc nhiệt độ của độ nhạy liều kế được biết chỉ nằm trong dải này (xem 4.3). Khi nằm ngoài dải nhiệt độ này thì cần xác định sự phụ thuộc vào nhiệt độ.

1.4. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn. Trách nhiệm của người sử dụng tiêu chuẩn này là phải tự xác lập các tiêu chuẩn thích hợp về thực hành an toàn và sức khỏe và xác định khả năng áp dụng các giới hạn luật định trước khi sử dụng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

2.1. Tiêu chuẩn ASTM[3])

ASTM C 912, Practice for designing a process for cleaning technical glasses (Thực hành thiết kế quy trình làm sạch các dụng cụ thủy tinh công nghiệp).

ASTM E 170, Terminology relating to radiation measurements and dosimetry (Thuật ngữ liên quan đến các phép đo bức xạ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8768:2011 (ISO/ASTM 51205:2009) về Tiêu chuẩn thực hành sử dụng hệ đo liều ceric-cerous sulfat

  • Số hiệu: TCVN8768:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản