Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8644 : 2011

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - YÊU CẦU KỸ THUẬT KHOAN PHỤT VỮA GIA CỐ ĐÊ

Hydraulic structures - Technical requirements for drilling and grouting into dykes

Lời nói đầu

TCVN 8644 : 2011 Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật khoan phụt vữa gia cố đê, được chuyển đổi từ 14TCN 1-2004 Quy trình phụt vữa gia cố đê, theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a, khoản 1 điều 7 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8644 : 2011 do Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi thuộc trường Đại học Thủy lợi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại Quyết định số 362/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 02 năm 2011.

 

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - YÊU CẦU KỸ THUẬT KHOAN PHỤT VỮA GIA CỐ ĐÊ

Hydraulic structures - Technical requirements for drilling and grouting into dykes

1 Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật trong khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát và nghiệm thu khoan phụt vữa để gia cố thân đê và xử lý các ẩn họa trong thân đê sông, đê biển trong cả nước. Có thể vận dụng các quy định trong tiêu chuẩn này để phụt vữa gia cố chống thấm cho các hạng mục công trình đất khác có điều kiện làm việc tương tự.

1.2 Thân đê được xem xét khoan phụt khi có những đặc tính sau:

- Hệ số thấm của đất thân đê lớn hơn 10-4 cm/s;

- Đê có hiện tượng nứt nẻ, hang hốc, tổ mối, thẩm lậu hoặc các yếu tố ẩn hoạ khác ảnh hưởng đến an toàn đê.

1.3 Khi tiến hành khảo sát, thiết kế, thi công phụt vữa gia cố đê, ngoài việc tuân thủ các quy định trong tiêu chuẩn này còn phải tuân thủ các quy định khác có liên quan đến việc đảm bảo an toàn, ổn định của công trình và tuyến đê được gia cố.

2 Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1

Đê (Embankment, dike)

Công trình ngăn nước lũ của sông, ngăn nước và sóng của biển, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân loại, phân cấp theo quy định của pháp luật.

2.2

Thân đê (Dike body)

Phần đê tính từ chân đê đến đỉnh đê.

2.3

Ẩn họa (Hidden hazard)

Gồm các loại khe nứt, tổ mối, hang động vật các loại vật thể khác tồn tại trong thân đê và trong nền đê có thể gây thảm hoạ vỡ đê mà bằng mắt thường con người không nhìn thấy được.

2.4

Gia cố (Stabilization)

Biện pháp xử lý kỹ thuật nhằm tăng cường ổn định cho đê.

2.5

Dung dịch vữa (Mortar liquor)

Hỗn hợp bột sét, nước, phụ gia (nếu có) được pha trộn theo tỷ lệ quy định.

2.6

Cần khoan (Drilling rod)

Khi khoan đê, cần khoan là đoạn ống liên kết giữa máy khoan và mũi khoan. Khi phụt vữa gia cố đê, cần khoan là đoạn ống nối với đầu ống dẫn vữa để dẫn dung dịch vữa vào thân đê.

2.7

Ống dẫn vữa (Mortar feed pipe)

Đoạn ống nối để dẫn dung dịch vữa từ thùng chứa vữa đến cần khoan.

2.8

Thiết bị khoan phụt vữa (Mortar ejector)

Thiết bị khoan tạo lỗ và dùng áp lực phù hợp bơm phụt dung dịch vữa theo tỷ lệ quy định vào trong thân đê.

2.9

Áp lực phụt cực hạn của đoạn đê cần gia cố (Extreme pressure of a reinforced embankment section)

Áp lực

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8644:2011 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật khoan phụt vữa gia cố đê

  • Số hiệu: TCVN8644:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản