Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8265 : 2009

XỈ HẠT LÒ CAO – PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÓA HỌC

Granulated blast furnace slag – Methods of chemical analysis

Lời nói đầu

TCVN 8265 : 2009 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

XỈ HẠT LÒ CAO – PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÓA HỌC

Granulated blast furnace slag – Methods of chemical analysis

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phân tích hóa học cho xỉ hạt lò cao.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 141 : 2008, Xi măng poóclăng – Phương pháp phân tích hóa học.

TCVN 4315 : 2007, Xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng.

TCVN 4851 : 1989 (ISO 3696 : 1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

3. Quy định chung

3.1. Hóa chất dùng trong phân tích có độ tinh khiết không thấp hơn “tinh khiết phân tích” (TKPT).

Nước dùng trong quá trình phân tích theo TCVN 4851 : 1989 (ISO 3696 : 1987) hoặc nước có độ tinh khiết tương đương (sau đây gọi là “nước”).

3.2. Hóa chất pha loãng theo tỷ lệ thể tích được đặt trong ngoặc đơn. Ví dụ HCl (1 3) là dung dịch gồm 1 thể tích HCl đậm đặc với 3 thể tích nước.

3.3. Dung dịch pha loãng tính bằng phần trăm (%) biểu thị bằng số gam chất tan trong 100 ml nước. Ví dụ kali florua (KF), dung dịch 5 % là dung dịch gồm 5 g kali florua hòa tan trong 100 ml nước.

3.4. Khối lượng riêng (d) của thuốc thử đậm đặc được tính bằng gam trên mililit (g/ml).

3.5. Các chỉ tiêu phân tích được tiến hành trên mẫu thử đã được gia công theo Điều 6 của tiêu chuẩn này.

3.6. Mỗi chỉ tiêu phân tích được tiến hành song song trên hai lượng cân của mẫu thử và một thí nghiệm trắng (bao gồm các lượng thuốc thử như đã nêu trong tiêu chuẩn, nhưng không có mẫu thử) để hiệu chỉnh kết quả.

Chênh lệch giữa hai kết quả xác định song song không được vượt giới hạn cho phép (được quy định riêng cho từng chỉ tiêu thử), nếu vượt giới hạn cho phép phải tiến hành phân tích lại.

3.7. Việc xây dựng lại đường chuẩn (cho các chỉ tiêu thử có sử dụng phương pháp trắc quang, quang phổ hấp thụ nguyên tử, quang kế ngọn lửa…) tiến hành định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất thiết bị theo cách làm nêu trong tiêu chuẩn này.

3.8. Biểu thị khối lượng, thể tích và kết quả

- Khối lượng tính bằng gam.

- Thể tích tính bằng mililit.

- Kết quả cuối cùng tính bằng phần trăm (%), là trung bình cộng của hai kết quả phân tích tiến hành song song, lấy đến hai chữ số có nghĩa sau dấu phẩy.

4. Hóa chất, Thuốc thử

4.1. Hóa chất rắn

4.1.1. Natri cacbonat (Na2CO3) khan.

4.1.2. Kali cacbonat (K2CO3) khan.

4.1.3. Hỗn hợp nung chảy: trộn đều Na2CO3 (4.1.1) với K2CO3 (4.1.2) theo tỷ lệ khối lượng 1 : 1, bảo quản trong bình nhựa kín.

4.1.4. Amoni clorua (NH4Cl) tinh thể.

4.1.5. Kali pyrosunphat (K2S2O7) khan hoặc kali hydrosunphat (KHSO4) kh

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8265:2009 về Xỉ hạt lò cao - Phương pháp phân tích hóa học

  • Số hiệu: TCVN8265:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản