Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8167:2019

ĐỘ BỀN CỦA GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ - LOẠI ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG

Durability of wood and wood- based products - Use classes

Lời nói đầu

TCVN 8167:2019 thay thế cho TCVN 8167:2009.

TCVN 8167:2019 do Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐỘ BỀN CỦA GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ - LOẠI ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG

Durability of wood and wood- based products - Use classes

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định năm loại điều kiện sử dụng, đại diện cho các trường hợp sử dụng khác nhau của gỗ nguyên và sản phẩm gỗ. Tiêu chuẩn này cũng chỉ ra các tác nhân sinh vật liên quan đến mỗi trường hợp.

Tiêu chuẩn này không phân loại quá trình thực hiện, cũng không chỉ dẫn thời gian sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ kéo dài bao lâu.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau cần cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

EN 1001-2, Durability of wood and wood based products - Teminology - Part 2: Vocabulary (EN 1001-2, Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ - Thuật ngữ - Phần 2: Từ vựng)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong EN 1001-2 và các thuật ngữ sau:

3.1

trạng thái sử dụng (service situation)

loại trạng thái xung quanh tiếp xúc trực tiếp với gỗ trong quá trình sử dụng

3.2

sản phẩm gỗ (wood-based products)

các loại sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu gỗ

CHÚ THÍCH: Ví dụ như ván bằng gỗ nguyên, ván ép lớp, gỗ dán, gỗ ghép thanh, ván dăm keo hữu cơ, ván dăm xi măng, ván sợi, gỗ biến tính... đều là sản phẩm gỗ.

4  Loại điều kiện sử dụng: áp dụng cho gỗ và sản phẩm gỗ

4.1  Khái quát

Sự khác nhau giữa các loại điều kiện sử dụng dựa trên sự khác nhau của đặc tính trạng thái sử dụng, có thể làm cho gỗ, sản phẩm gỗ bị hư hại do tác nhân sinh vật.

CHÚ THÍCH: Chú ý đến phạm vi và các trường hợp khắc nghiệt thực tế khi sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ. Điều này có thể gây ra việc phân loại của một loại điều kiện sử dụng khác với cách quy định của tiêu chuẩn này (xem Phụ lục B).

4.2  Loại điều kiện sử dụng 1 (UC 1)

Trong trường hợp gỗ và sản phẩm gỗ được sử dụng trong công trình xây dựng, dưới mái che, không tiếp xúc trực tiếp với mưa, nắng, không bị ướt.

Sự gây hại của nấm làm biến màu hoặc nấm mục là không đáng kể, không phải tác nhân hại gỗ chủ yếu.

Gỗ và sản phẩm gỗ có thể bị mối, mọt gây hại, tuy nhiên tần suất và mức độ nghiêm trọng của côn trùng gây hại phụ thuộc vào vùng miền.

4.3  Loại điều kiện sử dụng 2 (UC 2)

Trong trường hợp gỗ và sản phẩm gỗ được sử dụng dưới mái che, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết (đặc biệt là không bị mưa, mưa hắt), nhưng thỉnh thoảng có thể bị ẩm, ướt không kéo dài.

Trong loại điều kiện sử dụng này, gỗ có thể bị đọng nước trên bề mặt.

Gỗ và sản phẩm gỗ có thể bị gây hại bởi nấm biến màu, nấm mục.

Sự gây hại của các côn trùng hại gỗ như mối, mọt có thể xảy ra, tuy nhiên tần suất và mức độ nghiêm trọng của côn trùng gây hại phụ thuộc vào vùng miền.<

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8167:2019 về Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ - Loại điều kiện sử dụng

  • Số hiệu: TCVN8167:2019
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2019
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản