ĐỘ BỀN TỰ NHIÊN CỦA GỖ VÀ SẢN PHẨM TỪ GỖ - LOẠI MÔI TRƯỜNG SỬ DỤNG
Durability of wood and wood-based products - Use classes
Lời nói đầu
TCVN 8167 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 21887 : 2007.
TCVN 8167 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC165 Gỗ và sản phẩm gỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này quy định hệ thống phân loại môi trường sử dụng đối với sản phẩm gỗ theo mức độ tiếp xúc với nước và đất trong điều kiện sử dụng khác nhau và dự đoán tác nhân sinh học gây phá hủy gỗ trong các điều kiện sử dụng đó, cho phép đa dạng hóa các vùng địa lý khác nhau trong sử dụng. Vào thời điểm ban hành tiêu chuẩn này việc thương mại sản phẩm gỗ đã qua xử lý giữa các vùng địa lý vẫn chưa đủ để thẩm định cho việc xây dựng một bộ tiêu chuẩn quốc tế về độ bền tự nhiên của gỗ và sản phẩm gỗ. Tuy nhiên, hệ thống đồng bộ về loại môi trường sử dụng cho phép dự đoán khả năng kinh doanh và làm cơ sở phù hợp tương lai đối với bộ tiêu chuẩn. Trong quá trình xây dựng hệ thống phân loại môi trường sử dụng này, mục tiêu quan trọng nhất đặt ra là phải giảm thiểu các mâu thuẫn tồn tại trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và khu vực. Các thông tin chi tiết về áp dụng tiêu chuẩn độ bền tự nhiên của gỗ và sản phẩm gỗ trong các tiêu chuẩn quốc gia và khu vực được nêu trong Phụ lục A.
ĐỘ BỀN TỰ NHIÊN CỦA GỖ VÀ SẢN PHẨM TỪ GỖ - LOẠI MÔI TRƯỜNG SỬ DỤNG
Durability of wood and wood-based products - Use classes
Tiêu chuẩn này quy định năm loại môi trường đại diện cho các tình trạng sử dụng khác nhau của gỗ và sản phẩm từ gỗ. Các nhóm nhỏ cũng được quy định tương ứng với các loại môi trường sử dụng này.
CHÚ THÍCH: Tùy theo yêu cầu, các nhóm nhỏ có thể có hoặc không có trong nội dung Tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng riêng cho việc bảo quản và qui trình xử lý sơ bộ đối với gỗ và sản phẩm từ gỗ. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho gỗ và các qui trình sửa chữa và loại bỏ hoàn toàn các tổn hại đã có trong gỗ. Phụ lục của tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn áp dụng việc phân loại để xác định việc xử lý bảo quản, gỗ qua xử lý, gỗ bền tự nhiên và biến tính nhưng không đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cụ thể.
2. Định nghĩa loại môi trường sử dụng
2.1. Khái quát
Hệ thống phân loại môi trường sử dụng này được dẫn xuất từ các nguyên tắc cơ bản sử dụng trong một số hệ thống tiêu chuẩn về độ bền tự nhiên. Loại môi trường sử dụng 1 đại diện cho điều kiện sử dụng ít khắc nghiệt nhất cần rất ít tác nhân sinh học chống xuống cấp và loại môi trường sử dụng 5 đại diện cho điều kiện sử dụng khắc nghiệt nhất cần rất nhiều tác nhân sinh học chống xuống cấp. Trong mỗi loại môi trường sử dụng lại chia ra các nhóm dựa trên điều kiện sử dụng khác nhau hoặc sự khác nhau về tác nhân sinh học quyết định mức độ khác nhau trong xử lý bảo quản hoặc độ bền lâu tự nhiên, hoặc áp dụng các phương pháp xử lý khác nhau. Trong trường hợp không có sự phân loại tiếp thì áp dụng tất cả tác nhân sinh học nêu trong Bảng 1.
2.2. Loại môi trường sử dụng 1
Loại môi trường sử dụng 1 áp dụng trong trường hợp mà gỗ và sản phẩm gỗ được sử dụng dưới mái che, cách ly hoàn toàn môi trường bên ngoài và ẩm. Loại này không cho phép nấm mối xâm nhập, nhưng có thể có các loài côn trùng đục gỗ như lyctid, anobiid và cerambycid, và ở một số vùng còn có các giống mối xác định. Loại môi trường sử dụng 1 lại được chia thành hai nhóm ứng với các tác nhân sinh học khác nhau theo vùng địa lý. Loại 1A ứng với vùng có các loài côn trùng đục gỗ được coi là tác nhân gây tổn hại nhiều về kinh tế. Loại 1
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8167:2009 (ISO 21887: 2007) về Độ bền tự nhiên của gỗ và sản phẩm từ gỗ - Loại môi trường sử dụng
- Số hiệu: TCVN8167:2009
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2009
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực