Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7870-7:2020

ISO 80000-7:2019

ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ - PHẦN 7: ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ

Quantities and units - Part 7: Light and radiation

Lời nói đầu

TCVN 7870-7: 2020 thay thế cho TCVN 7870-7: 2009.

TCVN 7870-7:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 80000-7:2019.

TCVN 7870-7:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 12 Đại lượng và đơn vị đo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 7870 (ISO 80000), Đại lượng và đơn vị đo, gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 7870-1:2010 (ISO 80000-1:2009), Phần 1: Quy định chung

- TCVN 7870-2:2020 (ISO 80000-2:2019), Phần 2: Toán học

- TCVN 7870-3:2020 (ISO 80000-3:2019), Phần 3: Không gian và thời gian

- TCVN 7870-4:2020 (ISO 80000-4:2019), Phần 4: Cơ học

- TCVN 7870-5:2020 (ISO 80000-5:2019), Phần 5: Nhiệt động lực

- TCVN 7870-7:2020 (ISO 80000-7:2019), Phần 7: Ánh sáng và bức xạ

- TCVN 7870-8:2007 (ISO 80000-8:2007), Phần 8: Âm học

- TCVN 7870-9:2020 (ISO 80000-9:2019), Phần 9: Hóa lý và vật lý phân tử

- TCVN 7870-10:2020 (ISO 80000-10:2019), Phần 10: Vật lý nguyên tử và hạt nhân

- TCVN 7870-11:2020 (ISO 80000-11:2019), Phần 11: Số đặc trưng

- TCVN 7870-12:2020 (ISO 80000-12:2019), Phần 12: Vật lý chất ngưng tụ

Bộ TCVN 7870 (IEC 80000), Đại lượng và đơn vị đo, gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 7870-6:2010 (IEC 80000-6:2008), Phần 6: Điện từ

- TCVN 7870-13:2010 (IEC 80000-13:2008), Phần 13: Khoa học và công nghệ thông tin

- TCVN 7870-14:2010 (IEC 80000-14:2008), Phần 14: Viễn sinh trắc liên quan đến sinh lý người

Lời giới thiệu - Chú thích đặc biệt

0.1  Đại lượng

Tiêu chuẩn này bao gồm tập hợp các đại lượng liên quan đến ánh sáng và các bức xạ điện từ khác. Đại lượng đo bức xạ liên quan đến bức xạ nói chung có thể được sử dụng cho toàn bộ dải bức xạ điện từ, trong khi đại lượng trắc quang chỉ liên quan đến ánh sáng nhìn thấy được.

Trong một vài trường hợp, cùng một ký hiệu được sử dụng cho ba đại lượng tương ứng là đại lượng bức xạ, đại lượng phát sáng và đại lượng photon, trong đó chỉ số dưới “e” để chỉ năng lượng, “v” chỉ sự nhìn thấy còn “p” chỉ đại lượng photon sẽ được thêm vào để tránh nhầm lần giữa các đại lượng nói trên.

Tuy nhiên, đối với bức xạ ion hóa, xemTCVN 7870-10 (ISO 80000-10).

Một số đại lượng trong tiêu chuẩn này có thể được định nghĩa cho bức xạ đơn sắc, nghĩa là bức xạ của chỉ một tần số đơn v. Các đại lượng này được ký hiệu bằng đại lượng quy chiếu của chúng như một đối số giống như q(v). Một ví dụ là tốc độ của ánh sáng trong môi trường c(v) hoặc chỉ số khúc xạ trong môi trường . Một số trong số các đại lượng đó là đạo hàm

của đại lượng thường được mô tả là các phần  của đại lượng q tương ứng với bức xạ có bước sóng trong khoảng  chia cho dải  của khoảng đó chỉ ra quá trình đo vật lý sau đó. Các phần như vậy phải được thêm vào để tích phân tạo thành một đại lượng toàn phần, ví dụ độ trưng (mục 7-6.1) và độ trưng phổ (mục 7-6.2). Đạo hàm của các đại lượng này được gọi là đại lượng phổ và được biểu thị bằng chỉ số dưới .

Mặt khác, một số đại lượng đa chiều như cường độ bức xạ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-7:2020 (ISO 80000-7:2019) về Đại lượng và đơn vị - Phần 7: Ánh sáng và bức xạ

  • Số hiệu: TCVN7870-7:2020
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2020
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản