Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7806:2007

ISO 1842:1991

SẢN PHẨM RAU, QUẢ - XÁC ĐỊNH ĐỘ pH

Fruit and vegetable products - Determination of pH

Lời nói đầu

TCVN 7806:2007 hoàn toàn tương đương với ISO 1842:1991;

TCVN 7806:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

SẢN PHẨM RAU, QUẢ - XÁC ĐỊNH ĐỘ pH

Fruit and vegetable products - Determination of pH

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ pH của sản phẩm rau, quả bằng điện thế.

2. Nguyên tắc

Xác định sự chênh điện giữa hai điện cực được nhúng vào dung dịch thử.

3. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

3.1. Máy đo pH, có thang đo được chia vạch đến 0,05 đơn vị pH hoặc nhỏ hơn.

Nếu không có hệ thống tự điều chỉnh nhiệt độ thì phải đo ở 20 0C.

3.2. Điện cực, (thay thế cho 3.3).

3.2.1. Điện cực thủy tinh

Có thể sử dụng các điện cực thủy tinh có hình dạng khác nhau. Chúng phải được bảo quản trong nước.

3.2.2. Điện cực calomen, chứa dung dịch kali clorua bão hòa.

Bảo quản điện cực calomen theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nếu không có sẵn các hướng dẫn, điện cực phải được bảo quản trong dung dịch kali clorua bão hòa.

3.3. Hệ thống điện cực hỗn hợp (thay thế cho 3.2)

Các điện cực calomen và thủy tinh có thể được lắp thành một hệ thống điện cực hỗn hợp. Bảo quản hệ thống này trong nước. Mức dung dịch kali clorua bão hòa trong điện cực calomen phải trên mực nước.

4. Chuẩn bị mẫu thử

4.1. Sản phẩm dạng lỏng và sản phẩm dễ lọc (ví dụ: nước ép, dịch mứt quả hoặc nước dầm, muối, dịch lên men,…)

Trộn cẩn thận mẫu phòng thử nghiệm cho đến khi đồng nhất.

4.2. Sản phẩm dạng sệt hoặc bán sệt và sản phẩm khó tách dịch lỏng (ví dụ: xiro, mứt, jelly,…)

Trộn một phần mẫu phòng thử nghiệm và nghiền, trong máy xay hoặc cối, nếu cần, hoặc nếu sản phẩm thu được vẫn còn quá đặc, thì thêm một lượng nước cất tương đương và trộn kỹ bằng máy xay hoặc cối, nếu cần.

4.3. Sản phẩm đông lạnh

Làm tan băng sản phẩm, bỏ hạt và các thành cứng của khoang hạt. Tiến hành theo 4.1 hoặc 4.2.

4.4. Sản phẩm dạng khô

Cắt một phần mẫu phòng thử nghiệm thành các miếng nhỏ, bỏ hạt và thành cứng của khoang hạt. Cho các miếng nhỏ vào cốc có mỏ, thêm một lượng nước gấp hai đến ba lần lượng mẫu (hoặc nhiều hơn để có độ đặc thích hợp) và đun nóng trên nồi cách thủy trong 30 min, khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh. Sau đó, nghiền sản phẩm trong máy xay hoặc cối.

4.5. Sản phẩm tươi đã chế biến có tách pha rắn và pha lỏng

Tiến hành theo 4.2.

5. Cách tiến hành

5.1. Phần mẫu thử

Sử dụng một thể tích mẫu thử đã chuẩn bị (điều 4) đủ để làm ngập các điện cực, tùy vào thiết bị được dùng.

5.2. Hiệu chỉnh máy đo pH

Hiệu chỉnh máy đo pH sử dụng dung dịch đệm (xem điều 7) đã biết chính xác độ pH và ở nhiệt độ đo có pH càng gần với pH của mẫu càng tốt.

Để các phép đo chính xác, để bù cho độ nhạy của điện

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7806:2007 (ISO 1842:1991) về Sản phẩm rau, quả - Xác định độ pH

  • Số hiệu: TCVN7806:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản