Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7699-2-55:2013

IEC 60068-2-55:1987

THỬ NGHIỆM MÔI TRƯỜNG - PHẦN 2-55: CÁC THỬ NGHIỆM - THỬ NGHIỆM Ee VÀ HƯỚNG DẪN: NẨY

Basic environmental testing procedures - Part 2-55: Tests - Tests Ee and guidance: Bounce

Lời nói đầu

TCVN 7699-2-55:2013 hoàn toàn tương đương với IEC 60068-2-55:1987;

TCVN 7699-2-55:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E3 Thiết bị điện tử dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

TH NGHIỆM MÔI TRƯỜNG - PHẦN 2-55: CÁC THỬ NGHIỆM - THỬ NGHIỆM Ee VÀ HƯỚNG DẪN: NẨY

Basic environmental testing procedures - Part 2-55: Tests - Tests Ee and guidance: Bounce

0. Giới thiệu

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các linh kiện, thiết bị và các sản phẩm kỹ thuật điện tử khác, sau đây gọi là “mẫu”, mà trong quá trình vận chuyển trên sàn xe có tải trọng hoặc do không được buộc chặt hay vẫn có một bậc tự do nào đó, có thể chịu các áp lực động tạo ra từ các điều kiện xóc ngẫu nhiên. Thử nghiệm nẩy có thể được sử dụng như là phương tiện đánh giá thiết kế mẫu có thỏa mãn hay không trong trường hợp tính toàn vẹn kết cấu của nó được quan tâm.

CHÚ THÍCH: Trong thực tế, thử nghiệm này chủ yếu được áp dụng cho các mẫu là thiết bị.

Người soạn thảo quy định kỹ thuật phải xem danh mục chi tiết trong Điều 10 để đưa vào các quy định kỹ thuật và xem hướng dẫn cần thiết trong Phụ lục A.

1. Mục đích

Tiêu chuẩn này đưa ra quy trình tiêu chuẩn hóa để xác định khả năng của mẫu chịu các mức khắc nghiệt quy định về nẩy.

2. Mô tả chung

Thử nghiệm này chủ yếu dùng cho các mẫu được chuẩn bị vận chuyển, gồm các mẫu trong hộp vận chuyển của chúng khi hộp này có thể được xem là một phần của mẫu đó (xem A.7.2 của Phụ lục A).

Khi có thể, mức khắc nghiệt của thử nghiệm áp dụng cho mẫu phải liên quan tới môi trường làm việc mà mẫu sẽ phải chịu trong quá trình vận chuyển.

Quy định kỹ thuật liên quan phải nêu tiêu chí chấp nhận hoặc loại bỏ mẫu. Thông thường, đối với thử nghiệm này mẫu không phải hoạt động và việc nó tồn tại trong phép thử là đủ.

Tiêu chuẩn này sử dụng cùng với TCVN 7699-1 (IEC 60068-1).

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ được định nghĩa trong ISO 2041 hoặc TCVN 7699-1 (IEC 60068-1). Ngoài ra còn áp dụng các thuật ngữ bổ sung dưới đây cho mục đích của tiêu chuẩn này.

gn: gia tốc tiêu chuẩn do sức hút của trái đất mà bản thân gia tốc này thay đổi theo độ cao so với mực nước biển và vĩ độ địa lý.

CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, giá trị gn được làm tròn đến đơn vị gần nhất, tức là 10 m/s2.

4. Mô tả thiết bị thử nghiệm

4.1. Đặc tính của máy thử nẩy

a) Máy thử nghiệm phải bao gồm một mặt phẳng nằm ngang ghép với đĩa lệch tâm dẫn động từ trục (xem Hình 1).

b) Mặt phẳng nằm ngang phải là một tấm gỗ dán (25 ± 1) mm cố định chặt vào một khung thép với các tấm chắn thích hợp (xem 4.6).

c) Các đĩa lệch tâm phải tạo ra một sự dịch chuyển đỉnh - đỉnh theo chiều thẳng đứng của mặt phía trên mặt nằm ngang này, đo trong vùng nằm giữa các trục dẫn động, (25,5 ± 0,5) mm.

d) Máy thử nẩy, khi được nạp mẫu và bất cứ thiết bị cần thiết nào khác để thử cũng phải có các đặc tính quy định trong phương pháp thích hợp (xem 4.2).

4.2. Chuyển động của mặt nằm ngang

Chuyển động này phải là v

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-55:2013 (IEC 60068-2-55:1987) về Thử nghiệm môi trường – Phần 2-55: Các thử nghiệm – Thử nghiệm Ee và hướng dẫn: Nẩy

  • Số hiệu: TCVN7699-2-55:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản