Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7631 : 2007

ISO 2758: 2001

GIẤY - XÁC ĐỊNH ĐỘ CHỊU BỤC

Paper - Determination of bursting strength

Lời nói đầu

TCVN 7631: 2007 thay thế TCVN 3228 - 1: 2000.

TCVN 7631: 2007 hoàn toàn tương đương ISO 2758: 2001.

TCVN 7631: 2007 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 6 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIẤY - XÁC ĐỊNH ĐỘ CHỊU BỤC

Paper - Determination of bursting strength

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ chịu bục của giấy khi tăng áp suất thủy lực. Tiêu chuẩn này áp dụng cho giấy có độ chịu bục trong khoảng từ 70 kPa đến 1400 kPa. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thành phần của cáctông sóng (giấy làm lớp sóng, cáctông lớp mặt), phương pháp phù hợp cho các loại này theo TCVN 7632: 2007 (ISO 2759:2001).

Tiêu chuẩn này có thể được áp dụng để thử các loại vật liệu khác có độ chịu bục nhỏ hơn 600 kPa

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 3649 : 2007 (ISO 186: 2002), Giấy và cáctông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình.

TCVN 6725 : 2007 (ISO 187: 1990), Giấy, cáctông và bột giấy - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử nghiệm, qui trình kiểm tra môi trường và điều hòa mẫu.

TCVN 3652: 2007 (ISO 534: 2005), Giấy và cáctông - Xác định độ dày, khối lượng riêng và thể tích riêng.

ISO 536: 1995, Giấy và cáctông - Xác định định lượng.

3. Thuật ngữ và Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây.

3.1. Độ chịu bục (bursting strength)

Áp lực lớn nhất được tạo ra bởi hệ thống thủy lực tác động lên màng ngăn làm bằng vật liệu có tính đàn hồi diện tích hình tròn của giấy theo như cách được mô tả trong phương pháp.

CHÚ THÍCH Áp lực tạo ra là áp lực quy định tác động lên màng ngăn trong suốt phép thử.

3.2. Chỉ số độ chịu bục (burst index)

Độ chịu bục của giấy cho định lượng của nó được xác định theo ISO 536, tính bằng kilopascal.

4. Nguyên tắc

Mẫu thử được đặt lên trên màng ngăn hình tròn, làm bằng vật liệu có tính đàn hồi và được kẹp chặt lại ở mép ngoài. Chất lỏng thủy lực được bơm với tốc độ không đổi, làm phồng màng ngăn cho tới khi mẫu thử bị bục. Độ chịu bục của mẫu thử là giá trị áp lực thủy lớn nhất đã tác dụng.

5. Thiết bị, dụng cụ

Thiết bị phải gồm có ít nhất là các bộ phận đặc biệt được mô tả ở 5.1 đến 5.4.

5.1. Hệ thống kẹp, dùng để kẹp mẫu thử, mẫu phải được kẹp sao cho khít đồng nhất, không bị trượt trong khi thử giữa hai mặt khuyên tròn, phẳng, song song với nhau, nhẵn (nhưng không bóng) và có các đường rãnh cùng với kích thước của hệ thống kẹp như mô tả trong phụ lục A.

Đĩa kẹp trên được đỡ bởi khớp nối hoặc một bộ phận tương tự để bảo đảm áp lực kẹp được phân bố đều.

Khi sử dụng tải trọng để thử, các rãnh trong hai mặt của đĩa kẹp phải đồng tâm trong khoảng 0,25mm và song song với nhau. Phương pháp kiểm tra cách kẹp được mô tả trong phụ lục B.

Áp lực kẹp phải lên đến 1200 kPa và phải như nhau, áp lực kẹp phải lặp lại trong khi sử dụng (xem phụ lục C).

Khi tính áp lực kẹp, sự giảm diện tích do các đường rãnh được bỏ qua.

Bộ phận đo áp lực kẹp phải thích hợp, tốt nhất là loại thang đo chỉ áp lực thật khi kẹp, không được có áp lực tự sinh trong bộ phận kẹp. Áp lực kẹp được tính từ lực kẹp và diện tích kẹp.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7631:2007 (ISO 2758: 2001) về Giấy - Xác định độ chịu bục

  • Số hiệu: TCVN7631:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản