Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7427-2:2014

ISO 5403-2:2011

DA - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN NƯỚC CỦA DA MỀM DẺO - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NÉN GÓC LẶP ĐI LẶP LẠI (MAESER)

Leather - Determination of water resistance of flexible leather - Part 2: Repeated angular compression (Maeser)

Lời nói đầu

TCVN 7427-2:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 5403-2:2011.

TCVN 7427-2:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 7427 (ISO 5403) Da - Xác định độ bền nước của da mềm dẻo gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 7427-1:2014 (ISO 5403-1: 2011), Phần 1: Phương pháp nén thẳng lặp đi lặp lại (máy đo độ thẩm thấu);

- TCVN 7427-2:2014 (ISO 5403-2: 2011), Phần 2: Phương pháp nén góc lặp đi lặp lại (Maeser).

 

DA - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN NƯỚC CỦA DA MỀM DẺO - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NÉN GÓC LẶP ĐI LẶP LẠI (MAESER)

Leather - Determination of water resistance of flexible leather - Part 2: Repeated angular compression (Maeser)

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền nước động của da bằng cách nén góc lặp đi lặp lại. Phương pháp này áp dụng cho tất cả các loại da mềm dẻo nhưng áp dụng phù hợp nhất đối với da sử dụng làm giày dép. Phương pháp này sử dụng thiết bị kiểu Maeser và có thể gắn thêm bộ phát hiện điện tử.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

TCVN 7115 (ISO 2419), Da - Phép thử cơ lý - Chuẩn bị và ổn định mẫu.

TCVN 7117 (ISO 2418), Da - Phép thử hóa học, cơ lý và độ bền màu - Vị trí lấy mẫu

3 Nguyên tắc

Mẫu thử hình vuông được gấp và được cố định bởi hai kẹp hình chữ V có các đầu được đóng kín để tạo thành một máng trũng. Sau đó máng trũng được ngâm trong nước và kẹp ở một đầu dao động với tốc độ không đổi sao cho mẫu thử bị uốn lặp đi lặp lại. Phép thử được dừng lại khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của sự thấm nước qua mẫu thử hoặc được phát hiện bằng bộ phát hiện điện tử.

CHÚ THÍCH Tiêu chuẩn này sử dụng phương pháp uốn - kiểu gấp, trong khi đó phương pháp thử được quy định trong TCVN 7427-1 (ISO 5403-1) xác định độ bền nước với tác động uốn - kiểu nén trên mẫu da. Do hai tác động uốn hoàn toàn khác nhau, nên không thể so sánh các kết quả thu được từ hai phương pháp thử này.

4 Thiết bị, dụng cụ, thuốc thử và vật liệu

Sử dụng thiết bị, dụng cụ phòng thí nghiệm và, cụ thể như sau.

4.1 Thiết bị thử kiểu Maeser, có một hoặc nhiều cặp kẹp hình chữ V, được đặt cách nhau 63 mm ± 3 mm trên cùng mặt phẳng ngang, mà có thể kẹp được mẫu thử.

4.1.1 Mỗi kẹp phải có hai phần như được mô tả trong 4.1.1.1 và 4.1.1.2.

4.1.1.1 Phần bên ngoài tạo thành hình chữ “V” có góc trong 31o ± 1o, bán kính đỉnh bên trong là 7,5 mm ± 0,5 mm và được bịt kín để tạo thành hình chữ “V” không thấm nước.

4.1.1.2 Phần bên trong có hình dạng và kích cỡ phải tương ứng với phần bên ngoài.

4.1.2 Một kẹp cố định.

4.1.3 Một kẹp phải xoay về điểm X nằm trên đường chính giữa, cách các kẹp 31,5 mm ± 1,5 mm để đầu bên dưới của các kẹp chuyển động cùng với nhau (xem Hình 1)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7427-2:2014 (ISO 5403-2:2011) về Da - Xác định độ bền nước của da mềm dẻo - Phần 2: Phương pháp nén góc lặp đi lặp lại (Maeser)

  • Số hiệu: TCVN7427-2:2014
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2014
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản