Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7379-3:2010

CISPR 18-3:1986

WITH AMENDMENT 1:1986

ĐẶC TÍNH NHIỄU TẦN SỐ RAĐIÔ CỦA ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN TRÊN KHÔNG VÀ THIẾT BỊ CAO ÁP - PHẦN 3: QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐỂ GIẢM THIỂU PHÁT RA TẠP RAĐIÔ

Radio interference characteristics of overhead power lines and high voltage equipment - Part 3: Code of practice for minimizing the generation of radio noise

Lời nói đầu

TCVN 7379-3:2010 hoàn toàn tương đương với CISPR 18-3:1986 và sửa đổi 1:1996;

TCVN 7379-3:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E9 Tương thích điện từ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 7379 (CISPR 18), Đặc tính nhiễu tần số rađiô của đường dây tải điện trên không và thiết bị cao áp, gồm ba phần:

1) TCVN 7379-1:2004 (CISPR 18-1:1982), Phần 1: Mô tả hiện tượng

2) TCVN 7379-2:2004 (CISPR 18-2:1986), Phần 2: Phương pháp đo và qui trình xác định giới hạn

3) TCVN 7379-3:2010 (CISPR 18-3:1986, amendment 1:1996), Phần 3: Quy trình kỹ thuật để giảm thiểu phát ra tạp rađiô.

 

ĐẶC TÍNH NHIỄU TẦN SỐ RAĐIÔ CỦA ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN TRÊN KHÔNG VÀ THIẾT BỊ CAO ÁP - PHẦN 3: QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐỂ GIẢM THIỂU PHÁT RA TẠP RAĐIÔ

Radio interference characteristics of overhead power lines and high voltage equipment - Part 3: Code of practice for minimizing the generation of radio noise

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tạp rađiô từ đường dây tải điện trên không và thiết bị cao áp, có thể gây nhiễu cho việc thu tín hiệu rađiô, không kể các trường sinh ra từ tín hiệu sóng mang của đường dây tải điện.

Dải tần số được đề cập từ 0,15 MHz đến 300 MHz.

1. Thiết kế thực tế của đường dây tải điện trên không và thiết bị kết hợp để khống chế nhiễu đến thu thanh và thu hình

1.1. Giới thiệu

Điều này cung cấp hướng dẫn về các kỹ thuật có thể áp dụng trong khi thiết kế, xây dựng và vận hành đường dây tải điện cao áp trên không và thiết bị kết hợp để các loại tạp rađiô khác nhau mô tả trong tiêu chuẩn này được duy trì ở các mức chấp nhận được.

1.2. Vầng quang trên dây dẫn

Trong khi thiết kế đường dây, cần xem xét đến các tham số hình học của đường dây để đảm bảo rằng tạp rađiô do vầng quang trên dây dẫn không vượt quá mức chấp nhận được quy định. Các tham số quan trọng nhất là đường kính dây dẫn và số lượng dây dẫn trong mỗi pha. Các tham số khác có thể thay đổi, ví dụ như khoảng cách giữa các pha, độ cao của dây dẫn so với nền hoặc khoảng cách của các dây dẫn con trong một cụm dây, có ảnh hưởng nhỏ hơn. Trong thực tế, chúng thường được xác định bởi các yêu cầu về cơ hoặc yêu cầu cách điện.

Định luật định lượng xác định mức tạp rađiô gây ra bởi vầng quang trên dây dẫn được nêu trong 5.3 của TCVN 7379-1 (CISPR 18-1) và ở Điều 2 dưới đây. Các định luật này thường áp dụng cho cả cụm dây dẫn bện và các dây dẫn trơn nhẵn vì nói chung, bề mặt không bằng phẳng do bện về cơ bản không làm thay đổi mức tạp, đặc biệt là khi dây dẫn bị ẩm hoặc ướt. Mặt khác, các tao dây bị xước hoặc đứt hoặc bám các chất bên ngoài như bụi hoặc côn trùng trên bề mặt, có thể dẫn đến phóng vầng quang cục bộ do građien điện áp cục bộ cao. Điều này có thể làm tăng đáng kể mức tạp của đường dây. Vì các lý do này, cần tránh làm hư hại đến bề mặt dây dẫn khi lắp đặt đường dây. Việc này có thể đạt được bằng cách hết sức cẩn thận khi vận chuyển và lắp đặt đường dây và sử dụng các kỹ thuật thích hợp để tránh làm dây dẫn tiếp xúc với đất hoặc các vật thể khác trong quá trình treo dây. Tránh tra thêm mỡ vào dây dẫn để bảo vệ trong

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7379-3:2010 (CISPR 18-3:1986, Amendment 1:1996) về Đặc tính nhiễu tần số radio của đường dây tải điện trên không và thiết bị điện cao áp - Phần 3: Quy trình kỹ thuật để giảm thiểu phát ra tạp rađiô

  • Số hiệu: TCVN7379-3:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản