Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7188 : 2002

CISPR 21 : 1999

ẢNH HƯỞNG CỦA TẠP XUNG ĐẾN HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TẦN SỐ RAĐIÔ − PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỘ SUY GIẢM VÀ BIỆN PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN TÍNH NĂNG

Interference to mobile radiocommunications in the presence of impulsive noise Methods of judging degradation and measures to improve performance

Lời nói đầu

TCVN 7188 : 2002 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn CISPR 21 : 1999; TCVN 7188 : 2002 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E9 Tương thích điện từ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

ẢNH HƯỞNG CỦA TẠP XUNG ĐẾN HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TẦN SỐ RAĐIÔ − PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỘ SUY GIẢM VÀ BIỆN PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN TÍNH NĂNG

Interference to mobile radiocommunications in the presence of impulsive noise − Methods of judging degradation and measures to improve performance

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các phương pháp đánh giá độ suy giảm của thông tin tần số rađiô khi có tạp xung và các khuyến cáo về phương thức để cải thiện tính năng thông tin rađiô.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

IEC 60489-3 : 1988 Phương pháp đo đối với thiết bị tần số rađiô dùng trong dịch vụ di động. Phần 3: Máy thu đối với phát xạ A3E hoặc F3E.

CISPR 12 : 1997 Phương tiện giao thông đường bộ, ca nô và các thiết bị có đầu máy hoạt động bằng cách đánh lửa - Đặc tính nhiễu tần số rađiô - Giới hạn và phương pháp đo Khuyến cáo BS.562-3 : 1990 của ITU - R Đánh giá chủ quan chất lượng âm thanh

3 Nghiên cứu phương pháp đánh giá độ suy giảm kênh tần số rađiô

Các chương trình thử nghiệm được tiến hành ở Mỹ bởi Uỷ ban thông tin liên bang (FCC) và bởi Tập đoàn các nhà chế tạo xe chạy bằng động cơ (MVMA, sau là Tập đoàn các nhà chế tạo mô tô Mỹ, AAMA, hiện nay đã giải thể). Các chương trình thử nghiệm này nhằm cung cấp hiểu biết tốt hơn về các ảnh hưởng của xe chạy bằng động cơ đến việc thu thông tin di động.

Các thử nghiệm đo độ suy giảm của hệ thống thông tin theo chủ quan và khách quan ở nhiều tần số của máy thu bằng cách sử dụng nhiều nguồn tạp phát ra từ bộ phận đánh lửa tự động, ví dụ như dòng xe cộ trên các tuyến giao thông và nút điều khiển phương tiện giao thông. Tương quan giữa các phép đo suy giảm chủ quan và khách quan khác nhau đã được FCC và MVMA nghiên cứu có sử dụng các mức đánh giá để phân mức chất lượng thông tin.

3.1 Thử nghiệm chủ quan

3.1.1 Thử nghiệm chủ quan về mức khó chịu

Các thử nghiệm suy giảm chủ quan được FCC thực hiện, dùng một xe và nhóm các xe để mô phỏng các phương thức giao thông. FCC đề xuất và sử dụng ban giám khảo đánh giá theo cách chủ quan dựa trên mức khó chịu đã được sử dụng một cách truyền thống để xác định các ảnh hưởng của tạp môi trường đến thực hiện công việc, tỷ lệ tai nạn và sự mệt mỏi của con người.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7188:2002 (CISPR 21 : 1999) về Ảnh hưởng của tạp xung đến hệ thống thông tin di động tần số rađio - Phương pháp đánh giá độ suy giảm và biện pháp cải thiện tính năng

  • Số hiệu: TCVN7188:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản