Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6691 : 2007

ISO 6530 : 2005

QUẦN ÁO BẢO VỆ - QUẦN ÁO CHỐNG HÓA CHẤT LỎNG - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘ CHỐNG THẤM CHẤT LỎNG CỦA VẬT LIỆU

Protective clothing - Protection against liquid chemicals - Test method for the resistance of materials to penetration by liquids

Lời nói đầu

TCVN 6691 : 2007 thay thế TCVN 6691 : 2000.

TCVN 6691 : 2007 hoàn toàn tương đương ISO 6530 : 2005.

TCVN 6691 : 2007 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 94 Phương tiện bảo vệ cá nhân biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

QUẦN ÁO BẢO VỆ - QUẦN ÁO CHỐNG HÓA CHẤT LỎNG - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘ CHỐNG THẤM CHẤT LỎNG CỦA VẬT LIỆU

Protective clothing - Protection against liquid chemicals - Test method for the resistance of materials to penetration by liquids

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử để đo các chỉ số độ thấm, độ hấp thụ và độ chống bám của vật liệu làm quần áo bảo vệ chống hóa chất lỏng, chủ yếu là các hóa chất có khả năng bay hơi thấp.

Hai mức tính năng tiềm ẩn của vật liệu được đánh giá bằng phương pháp thử này để phù hợp với những yêu cầu có thể đối với việc bảo vệ chống lại

a) Sự lắng đọng của những giọt bụi nước dẫn đến sự đông tụ hoặc thỉnh thoảng có các tia nước nhỏ trên bề mặt của vật liệu, ở áp suất tối thiểu;

b) Sự nhiễm bẩn do bắn tia phun chất lỏng ở áp suất thấp, cho phép đủ thời gian để thay quần áo hoặc thực hiện các thao tác khi cần thiết để loại trừ tất cả mối nguy hiểm của hóa chất được giữ lại trên quần áo đối với người dùng, hoặc trong các trường hợp có tác động của áp suất vào các chất lỏng bẩn trên bề mặt của vật liệu làm quần áo do kết quả của các hoạt động tự nhiên của người dùng (co giãn phần quần áo bị nhiễm bẩn, như cánh tay, đầu gối, vai) và sự tiếp xúc với các    bề mặt đã bị nhiễm bẩn (như đi qua vùng cây cỏ bị nhiễm bẩn).

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Sự thấm (penetration)

Quá trình lọt của một hóa chất qua các lỗ, khe hở hoặc các chỗ trống cần thiết trong vật liệu hoặc bộ phận hoàn chỉnh của quần áo

CHÚ THÍCH: Các khe hở có thể là kết quả của hư hại về cơ học.

2.2. Sự thẩm thấu (permeation)

Quá trình lọt của một hóa chất ở mức độ phân tử qua vật liệu làm quần áo bảo vệ.

CHÚ THÍCH: Sự thẩm thấu bao gồm:

a) sự hấp thụ các phân tử hóa chất lên bề mặt tiếp xúc (bề mặt bên ngoài) của vật liệu;

b) sự khuếch tán các phân tử đã hấp thụ vào trong vật liệu;

c) sự giải hấp các phân tử khỏi bề mặt đối diện (bên trong) của vật liệu;

2.3. Sự chống bám (repellency)

Khả năng của vật liệu làm rơi chất lỏng khi chất lỏng được đưa lên bề mặt của nó.

3. Nguyên tắc

Một thể tích đo được chất lỏng thử được tạo thành dòng hoặc phun thành tia lên bề mặt của vật liệu làm quần áo được đặt trong một máng nghiêng.

Xác định các tỷ lệ tương ứng của chất lỏng được sử dụng thấm qua mẫu thử và bị đọng lại trên bề mặt sẽ cho biết khả năng sử dụng của vật liệu trong lĩnh vực áp dụng được mô tả.

4. Phương pháp thử

4.1. Thiết bị, dụng cụ

Thiết bị, dụng cụ như đã lắp (xem hình 1), phải bao gồm như sau:

- Máng cứng trong suốt, hình bán trụ, có đường kính trong (125 ± 5) mm, chiều dài (300 ± 2) mm và nghiêng 450;

- Nắp cứng (không chỉ ra trên hì

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6691:2007 (ISO 6530 : 2005) về Quần áo bảo vệ - Quần áo chống hoá chất lỏng - Phương pháp thử độ chống thấm chất lỏng của vật liệu

  • Số hiệu: TCVN6691:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản