Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Clothing for protection against contact with blood and body fluids - Determination of the resistance of protective clothing materials to penetration by blood and body fliuids - Test method using synthetic blood
Lời nói đầu
TCVN 13414:2021 hoàn toàn tương đương với BS ISO 16603:2004;
TCVN 13414:2021 do Viện Trang thiết bị và Công trình y tế biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Người lao động, chủ yếu là những người trong ngành chăm sóc sức khỏe, tham gia vào việc điều trị và chăm sóc những người bị thương hoặc ốm, có thể tiếp xúc với chất dịch sinh học có khả năng truyền bệnh. Những bệnh này, có thể do nhiều loại vi sinh vật gây ra, có thể gây ra những rủi ro đáng kể cho cuộc sống và sức khỏe. Điều này đặc biệt đúng với các vi rút lây truyền qua đường máu gây viêm gan [vi rút viêm gan B (HBV) và vi rút viêm gan C (HCV)] và hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) [vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV)]. Vì các biện pháp kiểm soát kỹ thuật không thể loại bỏ tất cả các trường hợp phơi nhiễm có thể xảy ra, nên việc giảm thiểu khả năng tiếp xúc trực tiếp với da thông qua việc sử dụng quần áo bảo vệ được chú trọng.
Tiêu chuẩn này liên quan đến quần áo bảo vệ và các thiết bị bảo vệ được thiết kế để bảo vệ chống thấm máu hoặc dịch cơ thể. Phương pháp thử nghiệm này chỉ đề cập đến tính năng của vật liệu hoặc một số kết cấu vật liệu nhất định (ví dụ: đường may) sử dụng trong quần áo bảo vệ. Phương pháp kiểm tra này không đề cập đến thiết kế, cấu trúc tổng thể và các thành phần, hoặc các giao diện của quần áo hay các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự bảo vệ tổng thể mà quần áo bảo vệ mang lại.
Cần nhấn mạnh rằng thử nghiệm không nhất thiết phải mô phỏng các điều kiện mà chất liệu quần áo có thể tiếp xúc trong thực tế. Do đó, việc sử dụng dữ liệu thử nghiệm nên được hạn chế trong việc đánh giá so sánh rộng rãi vật liệu đó theo các đặc tính chống thấm máu nhân tạo của chúng. Thử nghiệm trước khi làm xuống cấp bởi các ứng suất vật lý, hóa học và nhiệt có tác động tiêu cực đến hiệu suất của rào chắn bảo vệ, có thể dẫn đến cảm giác sai về sự an toàn, cần xem xét các thử nghiệm đánh giá tác động của điều kiện bảo quản và thời hạn sử dụng đối với khả năng chống thấm của các sản phẩm dùng một lần, và ảnh hưởng của quá trình giặt và tiệt trùng đối với khả năng chống thấm của các sản phẩm có thể tái sử dụng. Tính toàn vẹn của rào chắn bảo vệ cũng có thể bị tổn hại trong quá trình sử dụng bởi các tác động như uốn gập và mài mòn hoặc làm ướt trước bởi các vật liệu gây ô nhiễm như cồn và mồ hôi. Nếu lo ngại những điều kiện này, thì nên đánh giá hiệu năng chống thấm máu nhân tạo của vật liệu quần áo bảo vệ theo một kỹ thuật điều kiện hóa trước thích hợp đại diện cho các điều kiện sử dụng dự kiến.
Các vật liệu quần áo bảo vệ y tế đều nhằm mục đích tạo thành một rào chắn ngăn cản máu, dịch cơ thể và các chất liệu có khả năng lây nhiễm khác. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến các đặc tính thấm ướt và thẩm thấu của các dịch cơ thể, chẳng hạn như sức căng bề mặt, độ nhớt và độ phân cực của chất dịch, cũng như cấu trúc và tính ưa nước hay tính kỵ nước tương đối của các vật liệu đó. Phạm vi sức căng bề mặt đối với máu và dịch cơ thể (không bao gồm nước bọt) là khoảng 0,042 N /m đến 0,060 N /m. Để giúp mô phỏng các đặc tính làm ướt của máu và dịch cơ thể, sức căng bề mặt của máu nhân tạo được điều chỉnh để gần đúng với giá trị dưới của phạm vi sức căng bề mặt này, tức là (0,042 ± 0,002) N /m.
Một phần của phương pháp thử nghiệm cho tiếp xúc vật liệu quần áo bảo vệ với máu nhân tạo bao gồm điều áp buồng thử nghiệm đến 14,0 kPa (trong Quy trình A và B). Áp suất thủy tĩnh này đã được chứng tỏ có thể tạo ra các kết quả thử nghiệm tương quan các yếu tố con người. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng áp suất cơ học vượt quá 345 kPa có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thực tế. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu rằng phương pháp thử nghiệm
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6877:2001 (ISO 9151 : 1995) về Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa – Xác định độ truyền nhiệt khi tiếp xúc với lửa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6880:2001 (ISO 8194:1987) về Bảo vệ chống phóng xạ - Quần áo bảo vệ chống nhiễm xạ - Thiết kế, lựa chọn, thử nghiệm và sử dụng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6691:2007 (ISO 6530 : 2005) về Quần áo bảo vệ - Quần áo chống hoá chất lỏng - Phương pháp thử độ chống thấm chất lỏng của vật liệu
- 1Quyết định 2992/QĐ-BKHCN năm 2021 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Trang thiết bị y tế do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6877:2001 (ISO 9151 : 1995) về Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa – Xác định độ truyền nhiệt khi tiếp xúc với lửa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6880:2001 (ISO 8194:1987) về Bảo vệ chống phóng xạ - Quần áo bảo vệ chống nhiễm xạ - Thiết kế, lựa chọn, thử nghiệm và sử dụng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6691:2007 (ISO 6530 : 2005) về Quần áo bảo vệ - Quần áo chống hoá chất lỏng - Phương pháp thử độ chống thấm chất lỏng của vật liệu
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13414:2021 (BS ISO 16603:2004) về Quần áo bảo vệ chống tiếp xúc với máu và các dịch cơ thể - Xác định khả năng chống thấm máu và dịch cơ thể của vật liệu quần áo bảo vệ - Phương pháp thử sử dụng máu nhân tạo
- Số hiệu: TCVN13414:2021
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2021
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra