Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6631 : 2000

KÍP NỔ VI SAI PHI ĐIỆN – PHƯƠNG PHÁP THỬ

Non-electric milisecond delay detonator – Test methods

Lời nói đầu

TCVN 6631 : 2000 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 27/SC 1 “Vật liệu nổ công nghiệp” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

KÍP NỔ VI SAI PHI ĐIỆN – PHƯƠNG PHÁP THỬ

Non-electric milisecond delay detonator – Test methods

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử áp dụng cho kíp nổ vi sai phi điện.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6174 : 1997 Vật liệu nổ công nghiệp – Yêu cầu an toàn về sản xuất nghiệm thu thử nổ.

TCVN 6630 : 2000 Kíp nổ vi sai phi điện – Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 6421 :1998 Vật liệu nổ công nghiệp – Xác định khả năng sinh công – Phương pháp đo sức nén trụ chì.

3. Quy định an toàn khi tiến hành thử

3.1. Khi tiến hành thử phải tuân theo quy định về an toàn trong TCVN 6174:1997.

4. Kiểm tra mặt ngoài, kích thước

4.1. Mẫu: Rút lấy mẫu ngẫu nhiên từ thùng kíp được phép sử dụng.

4.2. Dụng cụ

- thước cặp: đo đến 124 mm;

- thước cuộn: chiều dài 2m.

4.3. Tiến hành

Kiểm tra mặt ngoài, đo kích thước từng cái bằng thước.

CHÚ THÍCH

1/ Khi kiểm tra chỉ được cầm một kíp, không được va đập hoặc để kíp rơi xuống đất.

2/ Khi kiểm tra không được xoay vặn nhiều lần làm cho dây nổ bị gập, dập, gãy hoặc bị tuột khỏi kíp.

4.4. Đánh giá kết quả

Từng kíp phải đạt các yêu cầu quy định tại các điều 5.1 và 5.2 của TCVN 6630:2000.

5. Thử khả năng chịu chấn động

5.1. Mẫu

Mẫu lấy từ lô đã kiểm tra mặt ngoài và kích thước hợp cách.

5.2. Thiết bị, dụng cụ

- máy (hòm) chấn động: biên độ dao động 150 mm ± 2 mm, tần số dao động 60 min-1;

- thước lá, mỏ lết, bìa cáctông.

5.3. Tiến hành

5.3.1. Cuộn kíp theo kích thước đường kính trong của hòm chấn động rồi vặn thành cuộn số 8. Cặp kíp ở giữa cuộn, dùng dây sợi nhỏ buộc lại, đặt vào chính giữa hòm. Kíp không được tiếp xúc với đáy hòm. Khoảng trống trong hòm cũng dùng bìa cáctông chèn chặt, cho cao hơn miệng hòm 0,5 mm.

5.3.2. Đậy kín nắp hòm. Dùng mỏ lết vặn chặt bulông. Kéo puli cho cam quay tấm trên của máy chấn động. Sau khi nâng tới vị trí quy định, nhân viên ra khỏi buồng thử, đóng chặt cửa buồng.

5.3.3. Đóng nguồn điện máy chấn động. Sau khi chấn động được 5 phút thì ngừng máy. Chờ máy dừng hẳn mới được vào buồng thử.

CHÚ THÍCH:

1/ Khi chạy máy thử chấn động, nhân viên không được vào buồng, có thể quan sát tình hình chấn động qua lỗ quan sát.

2/ Khi thử, nếu mất điện máy ngừng chấn động. Khi có điện, cho phép thử bù thời gian để đủ 5 phút.

5.3.4. Mở hòm chấn động, lấy kíp ra.

5.3.5. Trong khi thử chấn động, nếu xảy ra nổ hoặc có hiện tượ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6631:2000 về Kíp nổ vi sai phi điện - Phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN6631:2000
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2000
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản