Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6627-31:2011

IEC 60034-31:2010

MÁY ĐIỆN QUAY - PHẦN 31: LỰA CHỌN ĐỘNG CƠ HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG KỂ CẢ CÁC ỨNG DỤNG BIẾN ĐỔI TỐC ĐỘ - HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG

Rotating electrical machines - Part 31: Selection of energy-efficient motors including variable speed applications - Application guide

Lời nói đầu

TCVN 6627-31:2011 hoàn toàn tương đương với IEC 60034-31:2010;

TCVN 6627-31:2011 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về kỹ thuật để lựa chọn động cơ hiệu suất năng lượng trong các ứng dụng có tốc độ không đổi và thay đổi. Tiêu chuẩn này không đề cập đến các khía cạnh có bản chất thuần túy thương mại.

Tiêu chuẩn này không đề cập đến phương pháp nhằm đạt được hiệu suất cao mà chỉ đề cập đến các thử nghiệm để kiểm tra giá trị đã công bố. TCVN 6627-2-1 (IEC 60034-2-1) là một tiêu chuẩn quan trọng cho mục đích này.

Trong 15 năm trở lại đây, có nhiều thỏa thuận đã được hình thành ở nhiều khu vực trên thế giới liên quan đến cấp hiệu suất của động cơ điện cảm ứng lồng sóc ba pha có công suất ra tối đa đến xấp xỉ 200 kW, vì các động cơ thuộc cỡ này được lắp đặt với số lượng lớn và hầu hết các bộ phận của động cơ được sản xuất hàng loạt. Thiết kế các động cơ này thường bị chi phối bởi nhu cầu của thị trường là chi phí đầu tư thấp, do đó hiệu suất năng lượng không phải là ưu tiên hàng đầu.

TCVN 6627-30 (IEC 60034-30) đã định nghĩa cấp hiệu suất IE đối với động cơ cảm ứng lồng sóc một tốc độ và quy định qui trình thử nghiệm:

IE1 Hiệu suất tiêu chuẩn

IE2 Hiệu suất cao

IE3 Hiệu suất đặc biệt

IE4 Hiệu suất siêu đặc biệt

Việc xác định hiệu suất đối với động cơ cấp điện qua bộ biến tần sẽ được đưa vào tiêu chuẩn IEC 60034-2-3.

Tuy nhiên, đối với động cơ có công suất 1 MW trở lên, mà thường được làm theo yêu cầu của khách hàng, hiệu suất cao luôn là một trong những mục đích thiết kế quan trọng nhất. Hiệu suất đầy tải của các động cơ này thường nằm trong phạm vi từ 95 % đến 98 %. Hiệu suất thường là một phần trong hợp đồng mua bán và sẽ bị phạt nếu không đáp ứng giá trị bảo đảm này. Do đó, các thông số đặc trưng cao hơn này là điều quan trọng thứ yếu khi ấn định cấp hiệu suất.

Với sự cho phép của Hiệp hội các Nhà chế tạo điện Quốc gia (NEMA), một số phần trong tiêu chuẩn này dựa trên NEMA MG 10, Hướng dẫn quản lý năng lượng để lựa chọn và sử dụng động cơ cảm ứng lồng sóc nhiều pha xoay chiều tần số cố định.

 

MÁY ĐIỆN QUAY - PHẦN 31: LỰA CHỌN ĐỘNG CƠ HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG KỂ CẢ CÁC ỨNG DỤNG BIẾN ĐỔI TỐC ĐỘ - HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG

Rotating electrical machines - Part 31: Selection of energy-efficient motors including variable speed applications - Application guide

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn mang tính kỹ thuật để ứng dụng động cơ điện ba pha hiệu suất năng lượng. Tiêu chuẩn này không chỉ áp dụng cho nhà chế tạo động cơ, nhà chế tạo thiết bị gốc (OEM), người sử dụng cuối, nhà quản lý và nhà lập pháp mà còn áp dụng cho tất cả các bên liên quan khác.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các máy điện thuộc phạm vi áp dụng của TCVN 6627-30 (IEC 60034-30). Tuy nhiên, hầu hết các thông tin cũng liên quan đến máy điện cảm ứng lồng sóc có công suất ra lớn hơn 375 kW.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu có ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).

TCVN

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6627-31:2011 (IEC 60034-31:2010) về Máy điện quay – Phần 31: Lựa chọn động cơ hiệu suất năng lượng kể cả các ứng dụng biến đổi tốc độ - Hướng dẫn áp dụng

  • Số hiệu: TCVN6627-31:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản