Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6094:2010

ISO 3417:2008

CAO SU - XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH LƯU HÓA BẰNG MÁY ĐO LƯU HÓA ĐĨA DAO ĐỘNG

Rubber - Measurement of vulcanization characteristics with the oscillating disc curemeter

Lời nói đầu

TCVN 6094:2010 thay thế cho TCVN 6094:2004.

TCVN 6094:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 3417:2008.

TCVN 6094:2004 do Tiểu Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC45/SC2 Cao su - Phương pháp thử biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CAO SU - XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH LƯU HÓA BẰNG MÁY ĐO LƯU HÓA ĐĨA DAO ĐỘNG

Rubber - Measurement of vulcanization characteristics with the oscillating disc curemeter

CẢNH BÁO: Những người sử dụng tiêu chuẩn này phải có kinh nghiệm làm việc trong phòng thí nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề an toàn liên quan khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khỏe phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành.

LƯU Ý: Các quy trình nhất định được quy định trong tiêu chuẩn này có thể liên quan đến việc sử dụng hoặc tạo thành các chất, hoặc phát sinh ra chất thải, có thể gây nguy hại môi trường cục bộ. Tham khảo tài liệu thích hợp về xử lý và thải bỏ một cách an toàn sau khi sử dụng.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định đặc tính lưu hóa được lựa chọn của hỗn hợp cao su bằng máy đo lưu hóa đĩa dao động. Việc sử dụng máy đo lưu hóa được mô tả trong ISO 6502.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 6502, Rubber - Guide to the use of curemeters (Cao su - Hướng dẫn sử dụng máy đo lưu hóa).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 6502.

4. Nguyên tắc

4.1. Mẫu thử cao su được đặt trong khuôn thử kín, dưới áp suất ban đầu dương và được duy trì ở nhiệt độ cao. Đĩa hình côn kép dẹt được đặt trong mẫu thử được dao động bằng chuyển động tròn có biên độ nhỏ. Dao động này gây ra biến dạng trượt trên mẫu thử và mômen xoắn cần thiết để dao động đĩa phụ thuộc vào độ cứng vững (môđun biến dạng) của cao su. Mômen xoắn tự động ghi lại theo một hàm số thời gian.

Không có tính tỷ lệ thuận giữa moomen xoắn và độ cứng vững ở tất cả các điều kiện thử nghiệm - đặc biệt với các dải mômen xoắn cao hơn - vì sự biến dạng co giãn của trục đĩa và thiết bị truyền động phải được tính đến. Hơn nữa, trong trường hợp biến dạng biên độ nhỏ, biến dạng có thể xảy ra để có thành phần đàn hồi đáng kể. Đối với mục đích kiểm soát thường xuyên, sự hiệu chỉnh là không cần thiết.

4.2. Độ cứng vững của mẫu thử cao su tăng do quá trình lưu hóa. Đường cong được hoàn thành khi mômen xoắn ghi lại tăng đến giá trị cân bằng hoặc đến giá trị cực đại (xem Hình 1). Nếu mômen xoắn tiếp tục tăng, sự lưu hóa được coi như là hoàn thành sau thời gian nhất định. Thời gian cần thiết để nhận được đường cong lưu hóa là hàm số của nhiệt độ thử nghiệm và các đặc tính của hỗn hợp cao su.

4.3. Các thông số sau có thể được xác định từ đường cong ghi được của mômen xoắn là hàm số của thời gian, có nghĩa là M = f(t) (xem Hình 1).

ML là mômen xoắn cực tiểu;

MHF là mômen xoắn plato;

MHR là mômen xoắn cực đại (đường cong

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6094:2010 (ISO 3417:2008) về Cao su - Xác định đặc tính lưu hoá bằng máy đo lưu hoá đĩa dao động

  • Số hiệu: TCVN6094:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản