Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5859:2017

ĐÁ QUÝ - PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ CỨNG

Gemstones - Testing hardness

Lời nói đầu

TCVN 5859:2017 thay thế TCVN 5859:1994.

TCVN 5859:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 174, Đồ trang sức biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐÁ QUÝ - PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ CỨNG

Gemstones - Testing hardness

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo độ cứng để phân biệt các loại đá quý thô.

Tiêu chuẩn này không áp dụng để phân biệt đá quý thành phẩm (đá quý đã chế tác).

2  Bản chất phương pháp

Các loại đá quý khác nhau có giá trị độ cứng khác nhau, phụ thuộc vào thành phần, cấu trúc, tính chất các liên kết hóa học... của chúng. Độ cứng của đá quý thường được xác định theo các phương pháp sau:

- Phương pháp độ cứng tương đối dựa trên khả năng của viên đá cứng để lại vết vạch trên bề mặt những vật liệu mềm hơn. Độ cứng tương đối (còn gọi là độ cứng do vạch) được xác định theo thang Mohs từ 1 đến 10.

- Phương pháp độ cứng tuyệt đối dựa trên khả năng của một mũi tháp kim cương (có kích thước xác định) để lại các vết nén có kích thước khác nhau trên mặt các loại đá quý có độ cứng khác nhau. Giá trị độ cứng tuyệt đối (còn gọi là độ cứng Vickers hay vi độ cứng) được xác định theo công thức sau:

                                                                                   (1)

Trong đó:

HV

độ cứng tuyệt đối, tính bằng kilogam trên milimet vuông;

P

tải trọng (lực ấn), tính bằng kilogam lực;

S

diện tích vết ấn, tính bằng milimet vuông.

3  Thiết bị, dụng cụ

3.1  Đối với phương pháp xác định độ cứng tương đối

3.1.1  Bút thử độ cứng (thang đo từ 1 đến 10).

3.1.2  Tấm độ cứng chuẩn (thang đo từ 1 đến 10).

3.1.3  Kính lúp, có độ phóng đại nhỏ (vài chục lần).

CHÚ THÍCH: Vật liệu để làm các bút thử độ cứng và tấm độ cứng chuẩn có thể là các khoáng vật tự nhiên hoặc các chất tổng hợp có độ cứng xác định.

3.2  Đối với phương pháp xác định độ cứng tuyệt đối

3.2.1  Thiết bị đo độ cứng, có thể sử dụng thiết bị đo vi độ cứng chuyên dụng hoặc thiết bị đo vi độ cứng kèm theo các kính hiển vi phản xạ.

3.2.2  Kính hiển vi dùng chế độ phản xạ, có độ phóng đại từ vài chục đến vài trăm lần;

3.2.3  Mũi tháp kim cương 4 mặt đều, có đáy hình vuông với góc giữa hai mặt đối diện là 136°;

3.2.4  Tải trọng, có khối lượng đến 200 g để đặt lên tháp kim cương (trường hợp đo tĩnh) hoặc để chuẩn tải trọng cho lực nén (trường hợp đo động).

4  Mẫu thử

4.1  Độ cứng tương đối

Mẫu để thử độ cứng tương đối phải đạt các yêu cầu sau:

- Có mặt phẳng vừa đủ (lớn hơn 2 mm2) đ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5859:2017 về Đá quý - Phương pháp đo độ cứng

  • Số hiệu: TCVN5859:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản