MŨ BẢO HIỂM CHO NGƯỜI ĐI MÔ TÔ VÀ XE MÁY
Protective helmets for motorcycles and mopeds users
Lời nói đầu
TCVN 5756:2017 thay thế TCVN 5756:2001 và TCVN 6979:2001
TCVN 5756:2017 do Tiểu ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 94/SC 1 Phương tiện bảo hộ cá nhân - Bảo vệ vùng đầu biên soạn trên cơ sở dự thảo đề nghị của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MŨ BẢO HIỂM CHO NGƯỜI ĐI MÔ TÔ VÀ XE MÁY
Protective helmets for motorcycles and mopeds users
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện và các loại xe tương tự (gọi tắt là mũ bảo hiểm hoặc mũ) khi tham gia giao thông, bao gồm cả người điều khiển xe và người đi cùng trên xe.
Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các loại mũ chuyên dùng, các loại mũ dùng cho môn thể thao đua xe hoặc các loại phương tiện khác.
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây:
2.1
Mũ bảo hiểm (protective helmet)
Mũ có mục đích chính là hấp thụ năng lượng va đập để bảo vệ vùng đầu của người đội nhằm giảm thiểu chấn thương khi bị va đập.
2.2
Vỏ mũ (shell)
Phần vỏ bên ngoài tạo nên hình dạng của mũ.
2.3
Đệm hấp thụ xung động (anti-concussion liner)
Lớp đệm gắn liền bên trong vỏ mũ có tác dụng hấp thụ năng lượng va đập.
2.4
Lớp lót trong (interior cushion)
Lớp vải lót bên trong có tác dụng tạo sự dễ chịu cho người đội mũ.
2.5
Quai đeo (supporting device/ retaining apparatus/ carrying apparatus/ retention system)
Bộ phận để giữ mũ cố định ở vị trí thích hợp trên đầu người đội mũ. Quai đeo có dây đeo, bộ phận khóa, bộ phận điều chỉnh cho mũ vừa với đầu của người đội và có thể có lót cằm.
2.6
Bảo vệ cằm (chin guard)
Phần lắp cố định hay có thể tháo rời của mũ bảo hiểm để che phần dưới mặt của người đội mũ.
2.7
Lưỡi trai (peak)
Phần mở rộng của vỏ mũ ở bên trên mắt.
2.8
Kính bảo vệ (visor)
Tấm nhựa trong suốt không màu hoặc màu nhạt để bảo vệ mắt, toàn bộ hay một phần mặt của người đội mũ.
2.9
Cỡ dạng đầu (size of headform)
Kích cỡ và tọa độ cầu của dạng đầu được quy định trong Phụ lục A.
3.1 Phân loại
Mũ bảo hiểm được phân thành 4 loại như sau (Hình 1):
- Mũ che nửa đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ (Hình 1a).
- Mũ che ba phần tư đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên và một phần đầu phía sau của người đội mũ (Hình 1b).
- Mũ che cả đầu và tai: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu và vùng tai của người đội mũ (Hình 1c);
- Mũ che cả đầu, tai và hàm: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng tai và cằm của người đội mũ (Hình 1d).
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2603:1987 về Mũ bảo hộ lao động cho công nhân mỏ hầm lò do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1915:1976 về Mũ ốc - Kích thước do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5756:2005 về Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô và xe máy do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5756:2001 về mũ bảo vệ cho người đi mô tô và xe máy do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6979:2001 về mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông trên mô tô và xe máy do Bộ Khoa học Công
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2603:1987 về Mũ bảo hộ lao động cho công nhân mỏ hầm lò do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1915:1976 về Mũ ốc - Kích thước do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5756:2005 về Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô và xe máy do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5756:2017 về Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô và xe máy
- Số hiệu: TCVN5756:2017
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2017
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực