Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Test sieving - Part 1: Method using test sieves of woven wire cloth and perforated metal plate
Lời nói đầu
TCVN 4828-1 : 2009 thay thế TCVN 4828 : 1989
TCVN 4828-1 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 2591-1 : 1988.
TCVN 4828-1 : 2009 do Tiểu ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC27/SC3 Nhiên liệu khoáng rắn – Than biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
0. Lời giới thiệu
01. Khái niệm chung
Thử nghiệm bằng phương pháp sàng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp cho các loại vật liệu khác nhau và cũng áp dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Không thể quy định một phương pháp đơn lẻ nào cho nhiều ứng dụng, các ngành công nghiệp đều đưa ra các yêu cầu cho các quy trình thử nghiệm bằng sàng, các quy trình này có mối liên kết chặt chẽ với các tiêu chuẩn quốc gia tương ứng cho một ứng dụng cụ thể. Các dãy kích thước tiêu chuẩn của sàng thử nghiệm được quy định trong TCVN 2230 (ISO 565), và các yêu cầu kỹ thuật của sàng thử nghiệm cũng được tiêu chuẩn hóa trong ISO 3310.
Tiêu chuẩn này nhằm mục đích hướng dẫn việc quyết định áp dụng quy trình thử nghiệm bằng sàng, trong đó liên quan đến các từng loại vật liệu riêng, và đưa ra các nguyên tắc chung về sàng, các nguyên tắc này có thể áp dụng cho nhiều loại vật liệu tự nhiên và nhân tạo.
Tiêu chuẩn này đưa ra quy trình dựa trên dải kích thước chiếm ưu thế của các hạt có trong mẫu, và được chấp nhận áp dụng, trong đó một số loại vật liệu thuộc loại khó sàng, cần có các kỹ thuật đặc biệt (xem Điều 6).
Thử nghiệm bằng phương pháp sàng có thể đảm nhận:
a) như một phần của của dự án nghiên cứu trong đó bao gồm cả nghiên cứu cỡ hạt của vật liệu;
b) như một phần của quá trình kiểm soát trong sản xuất vật liệu, trong đó việc phân bố cỡ hạt là quan trọng;
c) như cơ sở của các hợp đồng cung cấp vật liệu được quy định trong các giới hạn phân cấp vật liệu đã công bố.
Trong nhiều trường hợp, các nguyên tắc trên là giống nhau được áp dụng trong các quy trình thử nghiệm bằng sàng, nhưng từng chi tiết có thể khác nhau đối với từng mục đích do kết quả yêu cầu. Ví dụ, nguyên tắc chính của việc phân tích bằng sàng thực hiện cho mục đích nghiên cứu phải mang tính nhất quán/chắc chắn cho một phòng thử nghiệm, trong khi đối với một quy trình tạo thành một phần của tiêu chuẩn kỹ thuật trong một hợp đồng thì có thể sẽ là độ tái lập lớn nhất giữa các phòng thử nghiệm, phù hợp với chi phí thử nghiệm hợp lý.
Đối với mục đích kiểm soát chất lượng, độ chính xác có thể thấp nhưng các yếu tố nổi bật là chi phí thấp, tốc độ và sự cơ khí hóa cao nhất để thu được kết quả quy định. Một quy trình đơn giản hóa với một thao tác viên và các thiết bị cụ thể trong một tổ chức có thể được coi là đủ đối với một quá trình kiểm soát, thậm chí thông qua độ tái lập của quy trình áp dụng giữa các phòng thử nghiệm không phải là tốt lắm.
02. Nguyên tắc sàng
Sàng thử nghiệm đơn sẽ chia tách vật liệu thành hai phần, một phần được giữ trên sàng, phần còn lại lọt qua các lỗ sàng. Khi áp dụng cho vật liệu có dạng không phải là hình cầu, có thể thực hiện quy trình trên cơ sở các hạt có kích cỡ tương tự với kích thước lỗ danh nghĩa của sàng thử nghiệm thì có thể lọt qua các lỗ sàng khi ở tại vị trí thuận tiện, nhưng cũng sẽ không lọt qua sàng nếu ở tại vị trí khác. Do thực tế nhất định có sự thay đổi vè kích cỡ lỗ sàng, nếu sử dụng sàng trong thời gian dài thì các lỗ sẽ bị rộng ra, gây ảnh hưởng đáng kể cho phép phân tích bằng sàng: Các kích cỡ trên sàng được giới hạn trong các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các sàng thử nghiệm. Cũng có thể thực hiện quy trình trong các trường hợp khi có mặt của các hạt gọi là hạt "gần bằng kích thước lỗ", các hạt này gây ảnh hưởng xấu đến các lỗ sàng, làm giảm diện tích hữu ích của sàng.
Quá trình sàn
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5879:2009 (ISO 3058:1998) về Thử không phá hủy - Phương tiện kiểm tra bằng mắt - Chọn kính phóng đại có độ phóng đại nhỏ
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5868:2009 (ISO 9712 : 2005) về Thử không phá hủy - Trình độ chuyên môn và cấp chứng chỉ cá nhân
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2230:2007 (ISO 565 : 1990) về Sàng thử nghiệm - Lưới kim loại đan, tấm kim loại đột lỗ và lưới đột lỗ bằng điện - Kích thước lỗ danh nghĩa
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4828-1:2009 (ISO 2591-1 : 1988) về Sàng thử nghiệm - Phần 1: Phương pháp sử dụng sàng thử nghiệm loại lưới thép đan và loại tấm kim loại đột lỗ
- Số hiệu: TCVN4828-1:2009
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2009
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra